Chuyển giao kỹ thuật chế biến sử dụng nguồn phế phụ phẩm trong nông nghiệp cho người phụ nữ Khơmer để phát triển chăn nuôi bò sữa nông hộ tại tỉnh Sóc Trăng

Chủ trì đề tài: ThS. Đậu Văn Hải

Thời gian thực hiện: 12 tháng (3/2015-2/2016)

Đơn vị thực hiện: Bộ môn Môi trường Chăn nuôi - Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ

Mục tiêu của dự án

Đánh giá được thực trạng chăn nuôi bò sữa nông hộ ở Sóc Trăng.

Nâng cao được trình độ kỹ thuật trong chăn nuôi bò sữa cho những người phụ nữ dân tộc Khmer.

Xây dựng được mô hình chăn nuôi bò sữa tận dụng được nguồn phụ phẩm nông nghiệp qua việc bảo quản, chế biến, sử dụng, góp phần giảm ô nhiễm môi trường và nâng cao năng suất sữa từ 10-20%.

Các nội dung thực hiện

Khảo sát hiện trạng chăn nuôi bò sữa ở nông hộ chăn nuôi bò sữa tại tỉnh Sóc Trăng (phỏng vấn150 hộ đồng bào Khmer đang chăn nuôi bò sữa), chọn ra 3 hộ để xây dựng mô hình.

Đào tạo, huấn luyện 120 người phụ nữ Khmer về kỹ thuật quản lý, kỹ thuật chăn nuôi bò sữa và kỹ thuật bảo quản, chế biến và sử dụng phụ phẩm nông nghiệp cho chăn nuôi bò sữa).

Xây dựng 3 mô hình chăn nuôi bò sữa nông hộ (và 03 mô hình đối chứng)

  • Hướng dẫn quản lý kỹ thuật chăn nuôi bò sữa: ghi chép quản lý giống, quản lý sinh sản, quản lý chi phí trong chăn nuôi bò sữa.
  • Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và bảo quản thức ăn xanh.
  • Hướng dẫn kỹ thuật: bảo quản, chế biến và sử dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương (Rơm, thân cây bắp, ngọn mía, dây đậu, bã mì) bằng các kỹ thuật đơn giản, dễ ứng dụng  như: ủ rơm với urê, u chua phế phụ phẩm trong hố ủ hoặc túi nilon.
  • Hướng dẫn thực hiện qui trình chăn nuôi, qui trình vệ sinh phòng bệnh cho bò sữa, qui trình vệ sinh chuồng trại.
  • Xây dựng hệ thống Biogas xử lý chất thải trong chăn nuôi bò sữa.

Thành viên tham gia thực hiện và trưởng nhóm dự án

TT

Học và tên

Trình độ chuyên môn

Công việc phụ trách

1

Đậu Văn Hải

ThS Chuyên ngành Chăn nuôi

Nhóm trưởng

- Điều phối chung, xây dựng kế hoạch, kiểm tra, đôn đốc thực hiện.

-Điều tra khảo sát, tập huấn kỹ thuật và tham gia mô hình

2

Lê Phan Dũng

ThS Chuyên ngành Chăn nuôi

Điều tra khảo sát và tham gia mô hình

3

Nguyễn Thanh Vân

ThS Chuyên ngành Chăn nuôi

Điều tra khảo sát, tập huấn kỹ thuật và tham gia mô hình

4

Nguyễn Thị Hồng Trinh

ThS Chuyên ngành Chăn nuôi

Điều tra khảo sát, tập huấn kỹ thuật và tham gia mô hình

5

Lê Bá Chung

Kỹ sư Chuyên ngành Chăn nuôi

Điều tra khảo sát, tập huấn kỹ thuật và tham gia mô hình

Kết quả của dự án

Khảo sát: 150 phiếu điều tra phỏng vấn người chăn nuôi bò sữa về tình hình chăn nuôi bò sữa, trên cơ sở số liệu này đánh giá tình hình chăn nuôi bò sữa tại tỉnh Sóc Trăng.

Xây dựng 03 mô hình chăn nuôi bò sữa. 

  • Đối tượng : phụ nữ Khmer .
  •  Số lượng bò: 9 con bò sữa (3 bò sữa/MH).  
  • Số lượng rơm, phụ phế phẩm bảo quản: 6 tấn rơm, 03 tấn phụ phế phẩm (thân cây bắp).
  • Xây  03 hố ủ thức ăn (4m3/hố).
  • Xây và lắp đặt 03 hệ thống biogas.
  • Cung cấp  03 máy cắt cỏ cho 3 mô hình.
  • Năng suất sữa tăng tối thiểu 10% so mô hình đối chứng.

Tập huấn kỹ thuật: 120 người phụ nữ Khmer được tập huấn kỹ thuật quản lí, sử dụng và chế biến phụ phế phẩm nông nghiệp và kỹ thuật chăn nuôi bò sữa.

Hiệu quả của dự án

  • Trình độ kỹ thuật và vai trò của người phụ nữ trong chăn nuôi bò sữa nông hộ được nâng cao.
  • Tăng 10-15%/năm số nông dân sử dụng phụ phẩm nông nghiệp cho chăn nuôi bò sữa
  • Góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.
  • Giảm rủi ro từ cắt cỏ tự nhiên nhiễm thuốc bảo vệ thực vật
  • Giải quyết lượng thức ăn thiếu hụt vào mùa khô
  • Tăng năng suất sữa từ 10-20% và giảm khoảng cách giữa hai lứa đẻ so chăn nuôi truyền thống. 

Chuyển giao kỹ thuật chế biến sử dụng nguồn phế phụ phẩm trong nông nghiệp cho người phụ nữ Khơmer để phát triển chăn nuôi bò sữa nông hộ tại tỉnh Sóc Trăng

Chia sẻ:

KP. Hiệp Thắng, P. Bình Thắng, TX. Dĩ An, Bình Dương

Tel/Fax:    0274 3739 899

Email:         iasvn@iasvn.vn

Website:    iasvn.vn

© Copyright 2018 www.iasvn.vn, all rights reserved

Thiết kế và phát triển bởi Webso.vn