Thư viện

Khả năng sinh sản và ưu thế lai của vịt bố mẹ (CT12XCT34)

Khả năng sinh sản và ưu thế lai của vịt bố mẹ (CT12XCT34)

Vũ Đức Cảnh, Phạm Thùy Linh, Nguyễn Quý Khiêm, Nguyễn Ngọc Dụng, Nguyễn Thị Nga, Trần Thị Thu Hằng, Phạm Thị Xuân, Khuất Thị Tuyên, Hoàng Đình Trường, Phùng Duy Độ

Tóm tắt:

Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản, ưu thế lai của vịt bố mẹ (CT12xCT34) từ 4 dòng vịt chuyên thịt CT1, CT2, CT3, CT4 mới chọn tạo tại Trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình thuộc Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, bằng phương pháp lai kinh tế và bố trí phân lô ngẫu nhiên hoàn toàn một nhân tố. Kết quả cho thấy, khối lượng cơ thể ở 24 tuần tuổi của vịt trống CT12 đạt 4288,67 g, vịt mái CT34 đạt 3323,00 g, năng suất trứng/mái/42 tuần đẻ đạt 225,36 quả, ưu thế lai về năng suất trứng là 8,19%, tiêu tốn thức ăn (TTTĂ)/10 trứng là 3,98 kg, ưu thế lai về TTTĂ/10 trứng -5,61%, tỷ lệ phôi đạt 93,91%, ưu thế lai về tỷ lệ phôi là 1,24%, số vịt con loại 1/mái là 155,84 con.

Từ khóa: khả năng sinh sản, ưu thế lai, vịt bố mẹ 

07/20/20
Hiệu quả ức chế virus gây bệnh Gumboro của interferon trên gà thực nghiệm

Hiệu quả ức chế virus gây bệnh Gumboro của interferon trên gà thực nghiệm

Nguyễn Thị Thanh Giang, Nguyễn Đăng Quân, Hồ Quảng Đồ

Tóm tắt:

Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh Gumboro của interferon gà tái tổ hợp (recombinant chicken interferon, rChIFN) khi sử dụng chỉ mỗi interferton alpha gà (ChIFN-α) hay có sự kết hợp với interferon gamma (ChIFN-γ) được thực hiện trên gà 3 tuần tuổi. Đầu tiên gà được công cường độc với virus Gumboro độc lực cao (1x105 ELD50 mỗi con) bằng cách nhỏ mắt, nhỏ mũi; sau 8 giờ xử lý với virus, gà được điều trị bằng cách nhỏ mắt và nhỏ mũi với rChIFN ứng với 1 trong 6 nhóm nghiệm thức. Nhóm sử dụng rChIFN-α 100 µg/con, tỷ lệ gà được bảo hộ là 56,67%, tỷ lệ sống là 93,33%; nhóm sử dụng rChIFN-α 100 µg/con kết hợp rChIFN-γ (1 µg/con) tỷ lệ gà được bảo hộ là 70,00%, tỷ lệ sống là 93,33%; nhóm sử dụng rChIFN-α 10 µg/con tỷ lệ gà được bảo hộ là 36,67%, tỷ lệ sống là 80,00%; nhóm sử dụng rChIFN-α 10 µg/con kết hợp rChIFN-γ (1 µg/con) tỷ lệ gà được bảo hộ là 53,33%, tỷ lệ sống là 86,67%. Trong khi đó, nhóm đối chứng dương (gà nhiễm virus, không được điều trị), gà không được bảo hộ (tỷ lệ nhiễm bệnh là 100%) và tỷ lệ sống chỉ đạt 60,00%; đối chứng âm (gà không nhiễm virus, không xử lý với rChIFN) gà hoàn toàn không nhiễm bệnh và tỷ lệ sống 100%. Kết quả này cho thấy, sử dụng rChIFN-α làm tăng tỷ lệ bảo hộ, tỷ lệ sống khi gà bị nhiễm bệnh Gumboro theo nồng độ sử dụng. Đồng thời sử dụng rChIFN-α kết hợp rChIFN-γ đã làm tăng hiệu quả điều trị so với sử dụng chỉ mỗi rChIFN-α.

Từ khóa: gà, Gumboro, protein tái tổ hợp, rChIFN-α, rChIFN-γ. 

07/20/20
Phân lập một số thực khuẩn thể(Bacteriophages) có khả năng loại trừ vi khuẩn E.coli  gây bệnh đường hô hấp trên gà

Phân lập một số thực khuẩn thể(Bacteriophages) có khả năng loại trừ vi khuẩn E.coli gây bệnh đường hô hấp trên gà

Daosavanh Keomany, Lưu Huỳnh Anh, Huỳnh Tấn Lộc, Nguyễn Trọng Ngữ

TÓM TẮT

Thí nghiệm được tiến hành  nhằm phân lập và đánh giá khả năng phân giải vi khuẩn E.coli gây bệnh đường hô hấp trên gà của thực khuẩn thể ( bacteriophages) tại các trại gà nòi ở tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ. Dựa vào các nghiên cứu này có thể sử dụng thực khuẩn thể P.DH.MHH6 và P.Đ.CDD3 thử nghiệm trên gà để đánh giá hiệu quả phòng trị bệnh dovi khuẩn E.coli gây ra.

07/20/20
Đánh giá khả năng lây bệnh của đơn bào Balantidium coli trên heo con sau cai sữa tại các trang trại thuộc các tỉnh phía Nam

Đánh giá khả năng lây bệnh của đơn bào Balantidium coli trên heo con sau cai sữa tại các trang trại thuộc các tỉnh phía Nam

Đỗ Tiến Duy, Nguyễn Phạm Huỳnh, Lương Thị Hoàng Anh, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Tất Toàn 

  TÓM TẮT

 Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định khả năng gây bệnh của Balantidium coli (B.coli) trên heo  con cai sữa thu thập từ thực địa. Tổng số 42 heo con cai sữa có triệu chứng tiêu chảy và triệu chứng tiêu chảy phức hợp với các bệnh khác( rối loạn hô hấp) nghi ngờ có sự xâm nhập của B.coli đã được thu thập để làm vật liệu cho nghiên cứu này. Cả ba phương pháp xét nghiệm (soi tươi, vi thể và PCR) đều có thể xác định được sự hiện diện của B.coli nhưng tần số phát hiện có sự khác nhau giữa cường độ nhiễm. Nghiên cứu này đã xác định khả năng gây bệnh của B.coli trên heo con sau cai sữa thu thập từ thực địa qua đánh giá tỷ lệ nhiễm và khả năng xâm lấn của B.coli.

07/20/20
Kết quả nghiên cứu cây thức ăn và đồng cỏ tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Gia Súc Lớn

Kết quả nghiên cứu cây thức ăn và đồng cỏ tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Gia Súc Lớn

Đinh Văn Cải và Nguyễn Thị Thủy

Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi Gia súc lớn ngày nay, tiền thân là Trung tâm Nghiên cứu trâu và đồng cỏ Sông Bé. Trung tâm được xây dựng năm 1977, trên một vùng đất hoang, rừng thứ sinh xen lẫn những vạt lồ ô và le rậm rạp, nằm cách thị xã Bến Cát khoảng 10km hướng Quốc lộ 13 đi Bình Phước. Địa hình rộng lớn liền khoảnh, dốc vừa và tương đối bằng phẳng nên khả năng thoát nước nhanh. Bài viết này trình bày tóm tắt một số kết quả nghiên cứu chính về cây cỏ và đồng cỏ của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi Gia súc lớn, Bình Dương từ năm 1990 đến nay.

 

07/17/20
Ảnh hưởng của mức thức ăn tinh (hỗn hợp) trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng và tỷ lệ tiêu hóa của bò lai Brahman x Lai Sind

Ảnh hưởng của mức thức ăn tinh (hỗn hợp) trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng và tỷ lệ tiêu hóa của bò lai Brahman x Lai Sind

Nguyễn Văn Tiến, Chế Minh Tùng, Phí Như Liễu, Hoàng Thị Ngân và Đỗ Văn Quang

ABSTRACT

The objective of this study was to evaluate the effects of different concentrate levels on performance of growing crossbred Brahman x Laisind cattle fed with basal diet of rice straw and Guinea grass. Twenty male calves of Brahman x Laisind crossbred, 16.7 months of age and 209.2 kg of live weight (LW), were used. The animals were randomly allocated to each of five treatment diets: a basal diet of rice straw fed ad libitum and Guinea grass fed at 1.2% of LW (T1), or this basal diet supplemented with concentrate at 0.6 (T2), 1.2 (T3), 1.8 (T4) or 2.4% of LW. The result showed that: LW gain increased from 560 g/head/day to 990 g/head/day when concentrate was increased from 0.57% to 1.47% of LW. With increasing amount of concentrate in the diet, the digestibilities of organic matter intake increased from 61,3% to 68,1%.

Key words: crossbred cattle, supplementation, growth rate, digestibility

07/17/20
Chọn lọc nâng cao năng suất giống gà Tre qua bốn thế hệ

Chọn lọc nâng cao năng suất giống gà Tre qua bốn thế hệ

Bùi Thị Phượng, Đồng Sỹ Hùng và Nguyễn Thị Hiệp

TÓM TẮT

Gà Tre là một trong những giống bản địa của Việt Nam, nổi tiếng bởi sức đề kháng cao và chất lượng thịt, trứng rất thơm ngon nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Để khai thác tối đa tiềm năng giống, đề tài “Chọn lọc nâng cao năng suất giống gà Tre” được thực hiện. Sau 4 thế hệ (TH) chọn lọc đã thu được: độ đồng đều về khối lượng (KL) 8 tuần tuổi của quần thể tăng từ 75% (TH xuất phát-XP) lên 86% (TH3). Khối lượng lúc 8 tuần tuổi được cải thiện: TH3 là 425,8 g/con trống, tăng 130,5g so với THXP và 390,5 g/con mái, tăng 145,3g so với THXP. Đến 15 tuần tuổi, KL gà trống đạt 1.185,6g (THXP là 995,7g) và gà mái đạt 812,1g (THXP là 580,3g). Tuổi đẻ quả trứng đầu và KL trứng khá ổn định qua các TH. Năng suất trứng đến 38 tuần tuổi đã được cải thiện (45,7 quả/mái ở
TH3). Tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ nở/trứng ấp dao động 85,4-88,9 và 75,2-77,8%.

Từ khóa: Giống gà Tre, chọn lọc, gà bản địa, khối lượng cơ thể, năng suất trứng.

07/14/20
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHCN CHĂN NUÔI SỐ 110 THÁNG 4/2020

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHCN CHĂN NUÔI SỐ 110 THÁNG 4/2020

Tổng số lượng bài đăng: 7 bài, trong đó: 

-Tổng quan: 1 bài

- Di truyền-giống: 1 bài

- Dinh dưỡng và thức ăn: 2

- CNSH và các vấn đề khác: 3

07/10/20
SITUATION AND NEW TECHNIQUES ABOUT  BEEF CATTLE FEEDING IN VIETNAM

SITUATION AND NEW TECHNIQUES ABOUT BEEF CATTLE FEEDING IN VIETNAM

Pham Van Quyen

ABSTRACT 

In using fermented total mixed ration (FTMR) in beef cattle production, some study research results concluded that beef cattle use FTMR with available feed ingredients, crop residues for weight gain comparable to traditional ration based on green grass and concentrate. Some available crop residues such as maize stem, sugarcane top, rice bran, corn meal, cassava chip, molasses and groundnut cake can be used to produce FTMR for beef cattle.

Key words: Beef cattle, feeding, hybrids, pure, nutrion, FTMR

 

06/29/20
Kết quả nghiên cứu về thức ăn và dinh dưỡng cho trâu, bò tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Gia Súc Lớn

Kết quả nghiên cứu về thức ăn và dinh dưỡng cho trâu, bò tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Gia Súc Lớn

Đinh Văn Cải và Hoàng Thị Ngân

06/29/20

Thư viện

KP. Hiệp Thắng, P. Bình Thắng, TX. Dĩ An, Bình Dương

Tel/Fax:    0274 3739 899

Email:         iasvn@iasvn.vn

Website:    iasvn.vn

© Copyright 2018 www.iasvn.vn, all rights reserved

Thiết kế và phát triển bởi Webso.vn