Tạp chí Khoa học

KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA BA NHÓM CON LAI F1 GIỮA BÒ BRAHMAN, DROUGHTMASTER VÀ RED ANGUS VỚI BÒ CÁI LAI SIND TẠI BẾN TRE

KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA BA NHÓM CON LAI F1 GIỮA BÒ BRAHMAN, DROUGHTMASTER VÀ RED ANGUS VỚI BÒ CÁI LAI SIND TẠI BẾN TRE

TÓM TẮT

Đoàn Đức Vũ, Nguyễn Quốc Trung, Ngô Hoàng Khanh, Nguyễn Thanh Vân, Nguyễn Thị Bé Thơ và Phạm Văn Tiềm

Thí nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng của ba nhóm con lai F1 giữa bò Brahman, Droughtmaster và Red Angus với bò cái lai Sind trong điều kiện chăn nuôi ở Bến Tre. Mỗi nhóm con lai có 30 bò F1, trong đó F1 Brahman gồm 11 đực và 19 cái, F1 Droughtmaster gồm 11 đực và 19 cái, F1 Red Angus gồm 13 đực và 17 cái. Thời gian nghiên cứu gồm giai đoạn sinh trưởng từ lúc sơ sinh đến 18 tháng tuổi và giai đoạn vỗ béo từ 18 đến 21 tháng tuổi. Kết quả cho thấy khối lượng cơ thể của nhóm con lai F1 Red Angus và F1 Droughtmaster cao hơn so với con lai F1 Brahman (P<0,05) tại các thời điểm từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi. Tại thời điểm 18 tháng tuổi, khối lượng của con lai F1 Red Angus là cao nhất (410,43kg), kế đến là con lai F1 Droughtmaster (395,63kg) và thấp nhất là con lai F1 Brahman (345,53kg). Không có sự khác biệt về khối lượng giữa con lai F1 Red Angus và Droughtmaster trong giai đoạn sinh trưởng (P>0,05). Tăng trọng hàng ngày của các nhóm con lai là tương đương nhau ở giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi (P>0,05). Tuy nhiên đến giai đoạn từ 6 đến 18 tháng tuổi thì tăng trọng hàng ngày của con lai F1 Red Angus và Droughtmaster cao hơn so với con lai F1 Brahman (P<0,05). Khi tính trên toàn giai đoạn từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi cho tăng trọng hàng ngày là 595,5; 678,5 và 705,9g/con/ngày ở con lai F1 Brahman, Droughtmaster  và Red Angus. Trong giai đoạn vỗ béo thì tăng trọng hàng ngày của các nghiệm thức là tương đương nhau, dao động trong khoảng 1.047 – 1.108g/con/ngày. Qua nghiên cứu có thể kết luận rằng bò lai Red Angus và Droughtmaster có tiềm năng sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện chăn nuôi nông hộ tại Bến Tre.

11/18/21
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA BÒ BRAHMAN VÀ MỘT SỐ NHÓM BÒ LAI HƯỚNG THỊT TẠI TỈNH TRÀ VINH

KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA BÒ BRAHMAN VÀ MỘT SỐ NHÓM BÒ LAI HƯỚNG THỊT TẠI TỈNH TRÀ VINH

Phạm Văn Quyến, Kim Huỳnh Khiêm, Giang Vi Sal, Nguyễn Văn Tiến, Bùi Ngọc Hùng, Hoàng Thị Ngân, Nguyễn Thị Thủy, Kiên Thi, Nguyễn Thanh Hoàng, Hoàng Thanh Dũng và Huỳnh Văn Thảo

TÓM TẮT

Nghiên cứu được tiến hành tại các hộ nông dân và trang trại ở các huyện Châu Thành, Trà Cú và Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 7 năm 2020 để xác định khả năng sản xuất của bò Brahman thuần và một số nhóm bò lai hướng thịt. Đối tượng nghiên cứu là 77 bò Brahman thuần sinh ra từ đàn bò cái nền Brahman và 397 bò lai sinh ra từ đàn bò cái nền lai Sind bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo giữa một số giống bò thịt Red Brahman, Red Angus và Charolais với bò cái nền lai Sind, trong đó 73 bò lai Red Brahman x Lai Sind, 68 bò lai Red Angus x Lai Sind và 179 bò lai Charolais x Lai Sind. Bò lai hướng thịt nuôi dưỡng trong điều kiện chăn nuôi nông hộ, trang trại theo phương thức nuôi nhốt cung cấp thức ăn tại chuồng.  Nhu cầu dinh dưỡng theo tiêu chuẩn của Ranijhan 1997 và NRC 1989.

Kết quả cho thấy bò Brahman thuần, bò lai Red Brahman x Lai Sind, Red Angus x Lai Sind và Charolais x Lai Sind có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện chăn nuôi và khí hậu tại tỉnh Trà Vinh. Bò Brahman đạt khối lượng 235,69 kg; bò lai Red Brahman x Lai Sind đạt 222,25 kg, Red Angus x Lai Sind đạt 253,14 và Charolais x Lai Sind đạt 278,26 kg ở 12 tháng tuổi. Tăng trọng bình quân giai đoạn sơ sinh đến 12 tháng tuổi đạt 567,82 gam/ngày đối với bò Brahman; 536,02 gam/ngày đối với con lai Red Brahman x Lai Sind; 620,28 gam/ngày đối với con lai Red Angus x Lai Sind và 686,72 gam/ngày đối với con lai Charolais x Lai Sind.

Từ khóa: Bò lai hướng thịt, sinh trưởng, khối lượng cơ thể, tỷ lệ sống.

06/07/21
NĂNG SUẤT VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA GIỐNG CỎ HAMIL (PANICUM MAXIMUM CV. HAMIL) VÀ CỎ VA06 (PENNISETUM AMERICANUM X P. PURPUREUM) TRỒNG TẠI TRÀ VINH

NĂNG SUẤT VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA GIỐNG CỎ HAMIL (PANICUM MAXIMUM CV. HAMIL) VÀ CỎ VA06 (PENNISETUM AMERICANUM X P. PURPUREUM) TRỒNG TẠI TRÀ VINH

Phạm Văn Quyến, Kim Huỳnh Khiêm, Nguyễn Thị Thủy, Giang Vi Sal, Nguyễn Văn Tiến, Bùi Ngọc Hùng, Hoàng Thị Ngân và Huỳnh Văn Thảo

TÓM TẮT

Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng và khả năng lưu gốc qua mùa khô của hai giống cỏ Hamil (Panicum maximum cv. Hamil) và VA06 (Pennisetum americanum x P. Purpureum) trồng tại Trà Vinh. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn, tại các nông hộ thuộc 3 huyện: Trà Cú, Châu Thành, Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 10 năm 2020. Kết quả cho thấy, cỏ Hamil và cỏ VA06 có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt tại Trà Vinh. Cỏ Hamil và cỏ VA06 cho năng suất chất xanh cao, tương ứng đạt 229,68 tấn/ha/năm và 362,93 tấn/ha/năm, năng suất chất khô tương ứng đạt 49,38 và 57,78 tấn/ha/năm, năng suất protein tương ứng đạt 5,98 – 5,14 tấn/ha/năm. Khả năng lưu gốc qua mùa khô không tưới của giống cỏ Hamil cao hơn giống cỏ VA06 (65,94% so với 59,86%).

Từ khóa: Cỏ Hamil, cỏ VA06, sinh trưởng, phát triển

06/07/21
Khả năng sinh sản và ưu thế lai của vịt bố mẹ (CT12XCT34)

Khả năng sinh sản và ưu thế lai của vịt bố mẹ (CT12XCT34)

Vũ Đức Cảnh, Phạm Thùy Linh, Nguyễn Quý Khiêm, Nguyễn Ngọc Dụng, Nguyễn Thị Nga, Trần Thị Thu Hằng, Phạm Thị Xuân, Khuất Thị Tuyên, Hoàng Đình Trường, Phùng Duy Độ

Tóm tắt:

Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản, ưu thế lai của vịt bố mẹ (CT12xCT34) từ 4 dòng vịt chuyên thịt CT1, CT2, CT3, CT4 mới chọn tạo tại Trạm nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình thuộc Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, bằng phương pháp lai kinh tế và bố trí phân lô ngẫu nhiên hoàn toàn một nhân tố. Kết quả cho thấy, khối lượng cơ thể ở 24 tuần tuổi của vịt trống CT12 đạt 4288,67 g, vịt mái CT34 đạt 3323,00 g, năng suất trứng/mái/42 tuần đẻ đạt 225,36 quả, ưu thế lai về năng suất trứng là 8,19%, tiêu tốn thức ăn (TTTĂ)/10 trứng là 3,98 kg, ưu thế lai về TTTĂ/10 trứng -5,61%, tỷ lệ phôi đạt 93,91%, ưu thế lai về tỷ lệ phôi là 1,24%, số vịt con loại 1/mái là 155,84 con.

Từ khóa: khả năng sinh sản, ưu thế lai, vịt bố mẹ 

07/20/20
Hiệu quả ức chế virus gây bệnh Gumboro của interferon trên gà thực nghiệm

Hiệu quả ức chế virus gây bệnh Gumboro của interferon trên gà thực nghiệm

Nguyễn Thị Thanh Giang, Nguyễn Đăng Quân, Hồ Quảng Đồ

Tóm tắt:

Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh Gumboro của interferon gà tái tổ hợp (recombinant chicken interferon, rChIFN) khi sử dụng chỉ mỗi interferton alpha gà (ChIFN-α) hay có sự kết hợp với interferon gamma (ChIFN-γ) được thực hiện trên gà 3 tuần tuổi. Đầu tiên gà được công cường độc với virus Gumboro độc lực cao (1x105 ELD50 mỗi con) bằng cách nhỏ mắt, nhỏ mũi; sau 8 giờ xử lý với virus, gà được điều trị bằng cách nhỏ mắt và nhỏ mũi với rChIFN ứng với 1 trong 6 nhóm nghiệm thức. Nhóm sử dụng rChIFN-α 100 µg/con, tỷ lệ gà được bảo hộ là 56,67%, tỷ lệ sống là 93,33%; nhóm sử dụng rChIFN-α 100 µg/con kết hợp rChIFN-γ (1 µg/con) tỷ lệ gà được bảo hộ là 70,00%, tỷ lệ sống là 93,33%; nhóm sử dụng rChIFN-α 10 µg/con tỷ lệ gà được bảo hộ là 36,67%, tỷ lệ sống là 80,00%; nhóm sử dụng rChIFN-α 10 µg/con kết hợp rChIFN-γ (1 µg/con) tỷ lệ gà được bảo hộ là 53,33%, tỷ lệ sống là 86,67%. Trong khi đó, nhóm đối chứng dương (gà nhiễm virus, không được điều trị), gà không được bảo hộ (tỷ lệ nhiễm bệnh là 100%) và tỷ lệ sống chỉ đạt 60,00%; đối chứng âm (gà không nhiễm virus, không xử lý với rChIFN) gà hoàn toàn không nhiễm bệnh và tỷ lệ sống 100%. Kết quả này cho thấy, sử dụng rChIFN-α làm tăng tỷ lệ bảo hộ, tỷ lệ sống khi gà bị nhiễm bệnh Gumboro theo nồng độ sử dụng. Đồng thời sử dụng rChIFN-α kết hợp rChIFN-γ đã làm tăng hiệu quả điều trị so với sử dụng chỉ mỗi rChIFN-α.

Từ khóa: gà, Gumboro, protein tái tổ hợp, rChIFN-α, rChIFN-γ. 

07/20/20
Phân lập một số thực khuẩn thể(Bacteriophages) có khả năng loại trừ vi khuẩn E.coli  gây bệnh đường hô hấp trên gà

Phân lập một số thực khuẩn thể(Bacteriophages) có khả năng loại trừ vi khuẩn E.coli gây bệnh đường hô hấp trên gà

Daosavanh Keomany, Lưu Huỳnh Anh, Huỳnh Tấn Lộc, Nguyễn Trọng Ngữ

TÓM TẮT

Thí nghiệm được tiến hành  nhằm phân lập và đánh giá khả năng phân giải vi khuẩn E.coli gây bệnh đường hô hấp trên gà của thực khuẩn thể ( bacteriophages) tại các trại gà nòi ở tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ. Dựa vào các nghiên cứu này có thể sử dụng thực khuẩn thể P.DH.MHH6 và P.Đ.CDD3 thử nghiệm trên gà để đánh giá hiệu quả phòng trị bệnh dovi khuẩn E.coli gây ra.

07/20/20
Đánh giá khả năng lây bệnh của đơn bào Balantidium coli trên heo con sau cai sữa tại các trang trại thuộc các tỉnh phía Nam

Đánh giá khả năng lây bệnh của đơn bào Balantidium coli trên heo con sau cai sữa tại các trang trại thuộc các tỉnh phía Nam

Đỗ Tiến Duy, Nguyễn Phạm Huỳnh, Lương Thị Hoàng Anh, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Tất Toàn 

  TÓM TẮT

 Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định khả năng gây bệnh của Balantidium coli (B.coli) trên heo  con cai sữa thu thập từ thực địa. Tổng số 42 heo con cai sữa có triệu chứng tiêu chảy và triệu chứng tiêu chảy phức hợp với các bệnh khác( rối loạn hô hấp) nghi ngờ có sự xâm nhập của B.coli đã được thu thập để làm vật liệu cho nghiên cứu này. Cả ba phương pháp xét nghiệm (soi tươi, vi thể và PCR) đều có thể xác định được sự hiện diện của B.coli nhưng tần số phát hiện có sự khác nhau giữa cường độ nhiễm. Nghiên cứu này đã xác định khả năng gây bệnh của B.coli trên heo con sau cai sữa thu thập từ thực địa qua đánh giá tỷ lệ nhiễm và khả năng xâm lấn của B.coli.

07/20/20
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHCN CHĂN NUÔI SỐ 108 THÁNG 2/2020

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHCN CHĂN NUÔI SỐ 108 THÁNG 2/2020

Tổng các bài đã đăng trong số 108 tháng 2 năm 2020: 

- Tổng quan: 2

- Dinh dưỡng và thức ăn: 6

05/21/20
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHCN CHĂN NUÔI SỐ 107 THÁNG 1/2020

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHCN CHĂN NUÔI SỐ 107 THÁNG 1/2020

Tổng số lượng đã đăng trong số 107 tháng 2 năm 2020:

- Di truyền giống: 4

- Dinh dưỡng thức ăn: 3

- CNSH và các vấn đề khác: 2

05/21/20
Adiponectin induced AMP-activated protein kinase impairment mediates insulin resistance in Bama mini-pig fed high-fat and high-sucrose diet

Adiponectin induced AMP-activated protein kinase impairment mediates insulin resistance in Bama mini-pig fed high-fat and high-sucrose diet

Miaomiao Niu, Lei Xiang, Yaqian Liu, Yuqiong Zhao, Jifang Yuan, Xin Dai and Hua Chen

Objective: Adipose tissue is no longer considered as an inert storage organ for lipid, but instead is thought to play an active role in regulating insulin effects via secretion adipokines. However, conflicting reports have emerged regarding the effects of adipokines. In this study, we investigated the role of adipokines in glucose metabolism and insulin sensitivity in obese Bama mini-pigs.

Methods: An obesity model was established in Bama mini-pigs, by feeding with high-fat and high-sucrose diet for 30 weeks. Plasma glucose and blood biochemistry levels were measured, and intravenous glucose tolerance test was performed. Adipokines, including adiponectin, interleukin-6 (IL-6), resistin and tumor necrosis factor alpha (TNF-α), and glucose-induced insulin secretion were also examined by radioimmunoassay. AMP-activated protein kinase (AMPK) phosphorylation in skeletal muscle, which is a useful insulin resistance marker, was examined by immunoblotting. Additionally, associations of AMPK phosphorylation with plasma adipokines and homeostasis model assessment of insulin resistance (HOMA-IR) index were assessed by Pearce's correlation analysis.

Results: Obese pigs showed hyperglycemia, high triglycerides, and insulin resistance. Adiponectin levels were significantly decreased (p<0.05) and IL-6 amounts dramatically increased (p<0.05) in obese pigs both in serum and adipose tissue, corroborating data from obese mice and humans. However, circulating resistin and TNF-α showed no difference, while the values of TNF-α in adipose tissue were significantly higher in obese pigs, also in agreement with data from obese humans but not rodent models. Moreover, strong associations of skeletal muscle AMPK phosphorylation with plasma adiponectin and HOMA-IR index were obtained.

Conclusion: AMPK impairment induced by adiponectin decrease mediates insulin resistance in high-fat and high-sucrose diet induction. In addition, Bama mini-pig has the possibility of a conformable model for human metabolic diseases.

Keywords: Bama Mini-pig; Insulin Resistance; Adiponectin; AMP-activated Protein Kinase 

05/13/20

Tạp chí Khoa học

KP. Hiệp Thắng, P. Bình Thắng, TX. Dĩ An, Bình Dương

Tel/Fax:    0274 3739 899

Email:         iasvn@iasvn.vn

Website:    iasvn.vn

© Copyright 2018 www.iasvn.vn, all rights reserved

Thiết kế và phát triển bởi Webso.vn