Cơ quan chủ trì: Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ
Chủ nhiệm dự án: TS. Nguyễn Văn Phú
Các thành viên thực hiện chính: ThS. Phan Thị Tường Vi, TS. Nguyễn Văn Phú, TS. Nguyễn Thị Thu, TS. Phạm Văn Quyến, ThS. Nguyễn Thị Yến, ThS. Lương Thị Mỹ Thuật, KS. Nguyễn Duy Khánh, KS. Đinh Thị Quỳnh Liên, KS. Ngô Yến Loan.
Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu tổng quát: Chế biến, bảo quản và sử dụng cành cây thanh long thành thức ăn hoàn chỉnh làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ để tăng hiệu quả chăn nuôi và giảm ô nhiễm môi trường.
Mục tiêu cụ thể
– Xây dựng được 03 công thức thức ăn hoàn chỉnh lên men (FTMR) từ cành cây thanh long và các nguyên liệu khác đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, an toàn cho chăn nuôi bò, dê và cừu lấy thịt. 03 công thức thức ăn hoàn chỉnh lên men (FTMR) được công nhận tiến bộ kỹ thuật.
– Xây dựng được 02 mô hình chăn nuôi bò thịt, quy mô 30 con/mô hình; 02 mô hình chăn nuôi dê thịt, quy mô 30 con/mô hình; 1 mô hình chăn nuôi cừu thịt, quy mô 30 con/mô hình; Chủ động được nguồn thức ăn trong mùa khô, hạn và giảm ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế ≥ 10% so với sử dụng thức ăn hiện có.
– Xây dựng được 03 quy trình chế biến, bảo quản và sử dụng thức ăn hoàn chỉnh lên men (FTMR) cho bò, dê và cừu lấy thịt.
Nội dung thực hiện:
- Nội dung 1: Nghiên cứu công thức thức ăn hoàn chỉnh lên men (FTMR) từ cành cây thanh long trong điều kiện phòng thí nghiệm
- Nội dung 2 Nghiên cứu sử dụng công thức thức ăn hoàn chỉnh lên men (FTMR) từ cành cây thanh long trên gia súc
- Nội dung 3: Xây dựng quy trình chế biến, bảo quản và sử dụng thức ăn hoàn chỉnh lên men (FTMR) cho bò thịt, dê thịt và cừu thịt.
- Nội dung 4: Xây dựng mô hình chăn nuôi gia súc ăn cỏ sử dụng công thức thức ăn hoàn chỉnh lên men (FTMR) từ cành cây thanh long.
Thời gian thực hiện: 2023-2025
Phương thức khoán: Khoán từng phần
Tổng kinh phí thực hiện từ ngân sách sự nghiệp khoa học: 3600 triệu đồng
Sản phẩm dự kiến:
- 03 công thức thức ăn hoàn chỉnh lên men (FTMR) từ cành cây thanh long và các nguyên liệu khác đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, an toàn cho chăn nuôi bò, dê và cừu lấy thịt.
- 02 mô hình chăn nuôi bò thịt, quy mô 30 con/mô hình; 02 mô hình dê, quy mô 30 con/mô hình; 01 mô hình chăn nuôi cừu, quy mô 30 con/mô hình; Chủ động nguồn thức ăn trong mùa khô, hạn và giảm ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế ≥ 10% so với sử dụng thức ăn hiện có.
- 3 quy trình chế biến, bảo quản và sử dụng thức ăn hoàn chỉnh lên men (FTMR) cho bò, dê và cừu lấy thịt.
- 02 Bài báo khoa học