Tin tức - sự kiện

Ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong chăn nuôi bò hướng thịt tại các xã khó khăn, dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận

Ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong chăn nuôi bò hướng thịt tại các xã khó khăn, dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận

11/18/21
Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong chăn nuôi bò thịt chất lượng cao ở tỉnh Bến Tre

Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong chăn nuôi bò thịt chất lượng cao ở tỉnh Bến Tre

        

 

11/18/21
Tác động tỏi và đồng đến năng suất, chất lượng, lipid huyết tương và cholesterol lòng đỏ

Tác động tỏi và đồng đến năng suất, chất lượng, lipid huyết tương và cholesterol lòng đỏ

Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung tỏi tươi nghiền (0,5%) kết hợp với các mức độ đồng (Cu) lên tỉ lệ đẻ trứng, các tính chất của quả trứng, thành phần lipid của máu và hàm lượng cholesterol lòng đỏ.

06/08/21
Ủ sinh học chất thải gia cầm

Ủ sinh học chất thải gia cầm

TÓM TẮT

Thí nghiệm được tiến hành với mục đích tìm hiểu diễn biến quá trình ủ chất thải chăn nuôi gà và hiệu quả tiêu diệt mầm bệnh, là bước đầu trong mục tiêu xây dựng mô hình xử lý chất thải cho các trại chăn nuôi gia cầm quy mô vừa và nhỏ, sử dụng phân ủ làm phân bón nông nghiệp. Chất thải (lót chuồng) được thu thập từ 2 trại chăn nuôi gà thịt. Chất thải của mỗi trại được phân thành 8 lô thí nghiệm: Lô 1 là phân nguyên liệu, trong suốt quá trình ủ không trộn phân; Lô 2, 4, 6 và 8 được trộn thêm sản phẩm vi sinh EM; Lô 5, 6, 7 và 8 được trộn thêm trấu; Lô 3, 4, 7 và 8 được đảo trộn mỗi tuần. Chất thải nguyên liệu được kiểm tra hàm lượng C và N. Số lượng một số nhóm vi sinh vật và sự hiện điện của Salmonella trong chất thải nguyên liệu và trong mẫu phân của các lô được kiểm tra. Kết quả thí nghiệm cho thấy sau 2-3 ngày ủ, nhiệt độ các đống phân tăng cao >50°C và vẫn duy trì ở trong khoảng 55-65°C cho tới 21 ngày. Nhờ vậy, số lượng các vi khuẩn đường ruột giảm đáng kể. Phân sau khi ủ 21 ngày không phát hiện được vi khuẩn gây bệnh Salmonella trong tất cả các mẫu ủ, nhiều mẫu ủ cũng không tìm thấy E. coli. Việc bổ sung thêm trấu và trộn đống phân ủ mỗi tuần làm tăng quá trình phân huỷ sinh học chất thải, làm giảm và mất mùi hôi của phân nhanh chóng. Việc bổ sung EM vào chất thải không cho thấy hiệu quả đáng kể lên quá trình sinh nhiệt và diệt khuẩn, nếu không kết hợp với bổ sung trấu và trộn đống phân.

Từ khóa: Composting, gia cầm, ủ phân hiếu khí, phân bón hữu cơ.

06/08/21
Các kiểu gen của Circovirus và tác nhân đồng nhiễm gây bệnh đường hô hấp (PRDC) trên heo ở các tỉnh miền Nam Việt Nam

Các kiểu gen của Circovirus và tác nhân đồng nhiễm gây bệnh đường hô hấp (PRDC) trên heo ở các tỉnh miền Nam Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện để điều tra sự đa dạng di truyền của Circovirus type 2 (PCV2) và các mầm bệnh đồng nhiễm ở heo mắc bệnh đường hô hấp ở Việt Nam. Mẫu được thu thập trên 127 ca lâm sàng ở các tỉnh miền nam của Việt Nam từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 1 năm 2020. Tỷ lệ nhiễm PCV2 là 78,8%, và các mầm bệnh chính đồng nhiễm với PCV2 được tìm thấy là vi rút gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở heo (PRRSV), suyễn (MH – Mycoplasma hyopneumoniae) và viêm đa xoang đa màng (HP – Haemophilus parasuis). Bốn mươi ba mẫu trong tổng số 100 mẫu dương tính với PCV2 từ 127 mẫu bệnh phẩm đã được chọn để giải trình tự vùng ORF2. Phân tích kiểu gien của PCV2 dựa trên ORF2 ghi nhận, có năm chủng thuộc về PCV2b (11,6%) và 38 chủng thuộc về PCV2d (88,4%), điều này cho thấy rằng kiểu gien PCV2d nhiễm chủ yếu trên heo bệnh được lấy mẫu ở các tỉnh miền Nam của Việt Nam. Phân tích trình tự a-xít amin của protein capsid PCV2 cho thấy, có sự khác biệt của các vị trí trong vùng nhận biết kháng thể. Nghiên cứu đã chứng minh sự phổ biến của kiểu gien PCV2d và tổng quan về các mầm bệnh đồng nhiễm liên quan đến PCV2 ở heo con mắc bệnh hô hấp ở miền Nam Việt Nam.

Biên dịch từ Tạp chí Archives of Virology, 2021.

Nhóm dịch giả: Phat Xuan Dinh, Minh Nam Nguyen, Hien The Nguyen, Vu Hoang Tran, Quy Dinh Tran, Kim Hoang Dang, Dai Tan Vo, Hien Thanh Le, Nam Thi Thu Nguyen, Toan Tat Nguyen, Duy Tien Do

04/07/21
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ 2021

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ 2021

Nhân dịp chào mừng 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/03/1931-26/03/2021). Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ tổ chức hội nghị Khoa học cho Cán bộ trẻ năm 2021 nhằm tạo điều kiện cho các nhà khoa học trẻ phát huy khả năng nghiên cứu, trao đổi bằng tiếng Anh, đồng thời tạo mối quan hệ giao lưu chia sẻ thông tin giữa các cán bộ trẻ. Hội nghị đã thông qua các báo cáo về lĩnh vực di truyền giống, dinh dưỡng thức ăn chăn và sức khỏe môi trường trong chăn nuôi. Ban tổ chức đã chọn 10 báo cáo trong số các báo để trao giải thưởng cho các cá nhân đạt thành tích xuất sắc. Cụ thể: 1 giải nhất, 1 giải nhì, 2 giải ba và 6 giải khuyến khích. 

03/29/21
HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ  NĂM 2021

HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ NĂM 2021

Ngày 12 tháng 01 năm 2021 Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ tổ chức hội nghị Đại biểu viên chức, người lao động năm 2021. Hội nghị với sự góp mặt của Ban giám đốc Phân Viện, lãnh đạo các Trung tâm nghiên cứu, các Bộ môn nghiên cứu, phòng Phân tích, 3 Phòng chức năng cùng với cán bộ viên chức và người lao động trực thuộc Phân Viện. Hội nghị đã được nghe trình bày: 

- Dự thảo báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2021

- Dự thảo báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2020 và phát động phong trào thi đua năm 2021 của Công đoàn Phân Viện Chăn nuôi Nam Bộ

- Báo cáo kết quả hoạt động của Ban thanh tra nhân dân năm 2020

01/25/21
Ngành thức ăn chăn nuôi: Hội nhập để phát triển

Ngành thức ăn chăn nuôi: Hội nhập để phát triển

Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong 10 năm qua cả về quy mô, số lượng, công suất thiết kế, trình độ công nghệ, sản lượng, giá thành, chất lượng và an toàn sản phẩm. Sự tăng trưởng của ngành không chỉ đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển chăn nuôi trong nước mà còn xuất khẩu đến các thị trường khu vực.  Tuy nhiên, bước vào một thời kì mới, ngành thức ăn chăn nuôi cần có những thay đổi về chiều sâu để sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn.

01/22/21
Ảnh hưởng của bột tỏi đến tỷ lệ nuôi sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm thịt

Ảnh hưởng của bột tỏi đến tỷ lệ nuôi sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm thịt

Thí nghiệm được tiến hành trên 420 con lai ngan vịt và 360 gà Lương Phượng từ 1 đến 70 ngày tuổi để đánh giá ảnh hưởng các mức bổ sung bột tỏi trong khẩu phần đến tỷ lệ nuôi sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm thịt. Thí nghiệm được bố trí thành 4 nghiệm thức (NT): NTĐC (không bổ sung bột tỏi); NT1, NT2 và NT3 tương ứng với việc bổ sung 0,2; 0,4 và 0,6% bột tỏi, 30-35 con/lô, lặp lại 3 lần. Kết quả chỉ ra rằng bổ sung bột tỏi trong khẩu phần ăn không ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của gia cầm, tăng khả năng kháng bệnh cầu trùng ở gà và E.coli ở con lai ngan vịt. Các chỉ số sinh lý máu có cải thiện ở khẩu phần bổ sung bột tỏi.

01/22/21
Kẽm: Vai trò dinh dưỡng và dược lý

Kẽm: Vai trò dinh dưỡng và dược lý

Bài viết này cung cấp thông tin cập nhật cho các chuyên gia dinh dưỡng về hiểu biết hiện tại về cả vai trò sinh lý và dược lý của kẽm trong khẩu phần ăn của động vật.

Larry L. Berger, Ph.D. Đại học Illinois.

01/20/21

Tin tức - sự kiện

KP. Hiệp Thắng, P. Bình Thắng, TX. Dĩ An, Bình Dương

Tel/Fax:    0274 3739 899

Email:         iasvn@iasvn.vn

Website:    iasvn.vn

© Copyright 2018 www.iasvn.vn, all rights reserved

Thiết kế và phát triển bởi Webso.vn