Tin tức - sự kiện

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT

Dinh dưỡng cho bò thịt là vấn đề quan trọng, vì thức ăn luôn chiếm hơn 60% giá thành sản xuất thịt bò, nên người chăn nuôi luôn tìm những biện pháp vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bò thịt để nó sản xuất tốt nhất, vừa giảm đến mức thấp nhất chi phí dành cho thức ăn. Công nghệ sinh học hiện đang là công cụ đột phá để cải thiện dinh dưỡng cho bò thịt và mang lại hiệu quả tốt nhất.

12/13/19
MỘT SỐ CÔNG NGHỆ MỚI TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM SẼ RA MẮT TRONG THỜI GIAN TỚI

MỘT SỐ CÔNG NGHỆ MỚI TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM SẼ RA MẮT TRONG THỜI GIAN TỚI

Trong tương lai gần, những công nghệ mới sẽ đưa ngành chăn nuôi gia cầm tiến những bước mới, giúp năng suất ngày càng tăng cao và tiết kiệm chi phí.

12/09/19
Thông tư 22/2019- TT-BNNPTNT- Hướng dẫn một số điều của luật chăn nuôi  về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi

Thông tư 22/2019- TT-BNNPTNT- Hướng dẫn một số điều của luật chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi

Theo đó, Thông tư 22 quy định thành phần hồ sơ nhập khẩu lần đầu đối với đực giống, tinh, phôi giống gia súc bao gồm:

  • Đơn đăng ký nhập khẩu đực giống, tinh, phôi giống gia súc theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo thông tư 22/2019- TT-BNNPTNT

  • Lý lịch đực giống, tinh, phôi giống gia súc nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo thông tư 22

  • Văn bản của cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu ủy quyền xác nhận về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng giống, mục đích sử dụng (bản chính hoặc bản sao có chứng thực kèm theo bản dịch Tiếng Việt có xác nhận của đơn vị nhập khẩu).

Hiệu lực từ ngày 15/01/2020

12/05/19
Nghe chuyên gia giải đáp thắc mắc về hội chứng vịt giảm đẻ do Flavivirus

Nghe chuyên gia giải đáp thắc mắc về hội chứng vịt giảm đẻ do Flavivirus

Ông Jerome Buoucherot – Chuyên gia ngành vịt Công ty Grimaud (Pháp) đã giải đáp một số thắc mắc với quý độc giả của Tạp chí Chăn nuôi về hội chứng giảm đẻ do Flavivirus.

12/05/19
Đan Mạch hỗ trợ Việt Nam về an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị thịt lợn

Đan Mạch hỗ trợ Việt Nam về an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị thịt lợn

Chiều 3/12, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Môi trường và Thực phẩm Đan Mạch đã ký Thỏa thuận triển khai dự án Hợp tác Chiến lược ngành về an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị thịt lợn – giai đoạn 2 và Bản ghi nhớ về thiết lập đối tác giảm thiểu sử dụng và kháng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, qua chặng đường dài hợp tác song phương giữa Việt Nam – Đan Mạch đã đạt nhiều thành tựu to lớn, đặc biệt gần 30 năm qua Đan Mạch là một trong những nhà tài trợ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại (ODA) quan trọng cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ tích cực của các cơ quan quản lý, hiệp hội, doanh nghiệp Đan Mạch đã cùng phối hợp với các đối tác của Việt Nam triển khai hoạt động chuyển giao công nghệ, thương mại trong lĩnh vực chăn nuôi, cấp nước sạch nông thôn mang lại kết quả đáng khích lệ đóng góp nguồn lực vào công cuộc đổi mới ngành theo hướng hợp tác công – tư.

This image has an empty alt attribute; its file name is 172116_dan-mach-viet-nam-ky-ket.jpg

Quang cảnh buổi ký thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Bộ. Ảnh: Bích Hồng/BNEWS/TTXVN

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, thông qua thỏa thuận được ký kết, các cơ quan hai bên sẽ triển khai dự án Hợp tác Chiến lược ngành về an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị thịt lợn giai đoạn 2 từ năm 2020 đến 2022, đây là một lĩnh vực có thế mạnh của Đan Mạch vì là một trong những nước đứng đầu trên thế giới về xuất khẩu thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn.

Việt Nam đang có nhu cầu cao về công nghệ, con giống, trang thiết bị phục vụ cho phát triển chăn nuôi quy mô công nghiệp.

Bên cạnh đó, Bản ghi nhớ về thiết lập giảm thiểu sử dụng và kháng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản sẽ là một văn kiện làm tiền đề cho các cơ quan hai bên nghiên cứu, thực thi chính sách xây dựng những dự án hợp tác nhằm đưa ra các giải pháp thực tiễn, hỗ trợ cho cơ quan quản lý trong quá trình hoạch định chính sách phù hợp.

Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Kim Højlund Christensen cho biết, giai đoạn 1 của dự án đã tập trung cải thiện khung pháp lý về quản lý thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y nhằm chăn nuôi an toàn và kiểm soát, cải thiện tình trạng kháng kháng sinh. Hợp tác này đã thành công trên nhiều phương diện, mong hai bên tiếp tục hợp tác trong thời gian tới.

Giai đoạn 2 của dự án sẽ không chỉ tập trung trong thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi mà còn xử lý các vấn đề liên quan đến thực hành tốt trong chăn nuôi cũng như là tăng cường quản lý trong thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y dựa vào kiểm soát mối nguy.

Đây là những lĩnh vực mà Đan Mạch có thể chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức hữu ích cho cơ quan chức năng của Việt Nam, từ đó giúp nâng cao thức ăn chăn nuôi và an toàn thực phẩm tại Việt Nam.

Một trong những trọng tâm của hợp tác chiến lược này là giảm thiểu tình trạng kháng kháng sinh, giảm thiểu việc sử dụng kháng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy hải sản.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tin tưởng sự hợp tác của cơ quan chuyên môn Việt Nam và Trung tâm quốc tế giải pháp kháng kháng sinh của Đan Mạch (ICARS) sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho Việt Nam nói chung và ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nói riêng./.

Chăn nuôi Việt Nam

12/05/19
Công nghệ Blockchain và tiềm năng ứng dụng trong chuỗi cung ứng thực phẩm từ trang trại tới bàn ăn

Công nghệ Blockchain và tiềm năng ứng dụng trong chuỗi cung ứng thực phẩm từ trang trại tới bàn ăn

Sự bùng nổ của internet và các thiết bị hỗ trợ trong hệ sinh thái internet vạn vật như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy quét mã vạch, các thiết bị điện tử khác… cho phép người tiêu dùng tiếp cận được tất cả các thông tin về một sản phẩm nào đó trước khi được ra quyết định mua hàng. Với xu hướng tiêu dùng xanh ngày càng tăng, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng và an toàn của thực phẩm, mà họ còn muốn biết nguồn gốc thực phẩm, cũng như các gia súc, gia cầm được chăn nuôi, giết mổ và chế biến như thế nào. Theo một nghiên cứu của tổ chức Label Insight vào năm 2016 cho thấy,  có 94% số người tham gia khảo sát mong muốn được biết chi tiết và đầy đủ tất cả thông tin về thực phẩm mà họ đang dùng được sản xuất ra như thế nào.

10/30/19
Thảo dược: Xu thế mới phòng bệnh gia súc gia cầm

Thảo dược: Xu thế mới phòng bệnh gia súc gia cầm

Trong hai thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu đã tập trung vào việc phát triển các lựa chọn thay thế cho kháng sinh để bảo vệ sức khỏe và hiệu suất của vật nuôi, đó là men vi sinh, prebiotic, axit hữu cơ, tinh dầu thực vật và các chất khoáng như đồng và kẽm.

10/30/19
Hội nghị tập huấn công tác Quản lý Khoa học Công nghệ và Tài chính

Hội nghị tập huấn công tác Quản lý Khoa học Công nghệ và Tài chính

10/15/19
Công văn của bộ KH và CN về đề xuất đề tài dự án cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025

Công văn của bộ KH và CN về đề xuất đề tài dự án cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025

Chương trình KH và CN trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn đến 2025 "Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0". 

10/01/19
Thử nghiệm vắc xin cho uống đầu tiên trên lợn rừng Á-Âu chống lại virus dịch tả lợn châu Phi Genotype II

Thử nghiệm vắc xin cho uống đầu tiên trên lợn rừng Á-Âu chống lại virus dịch tả lợn châu Phi Genotype II

Bệnh Dịch tả heo châu Phi là mối đe dọa đáng kể nhất đối với ngành chăn nuôi lợn trên toàn thế giới, đã lan rộng đến hơn 55 quốc gia, trên ba lục địa và nó ảnh hưởng đến hơn 77% quần thể lợn trên thế giới. Theo Liên minh châu Âu, lợn rừng (Sus Scrofa) là vật chủ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những lý do chính cho sự lây lan chưa từng thấy và liên tục của ASF ở châu Âu là các hoạt động thương mại, sự di chuyển liên tục của lợn rừng bị nhiễm bệnh,số lượng lợn giữa các khu vực và thiếu vắc-xin để ngăn ngừa.

10/15/19

Tin tức - sự kiện

KP. Hiệp Thắng, P. Bình Thắng, TX. Dĩ An, Bình Dương

Tel/Fax:    0274 3739 899

Email:         iasvn@iasvn.vn

Website:    iasvn.vn

© Copyright 2018 www.iasvn.vn, all rights reserved

Thiết kế và phát triển bởi Webso.vn