Tạp chí Khoa học

Khả năng sinh trưởng bò lai giữa đực Charolais, Red Angus với cái Brahman tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia súc lớn

Khả năng sinh trưởng bò lai giữa đực Charolais, Red Angus với cái Brahman tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia súc lớn

Bùi Ngọc Hùng, Hoàng Thị Ngân, Phạm Văn Quyến, Nguyễn Văn Tiến, Giang Vi Sal, Nguyễn Thị Thủy, Phùng Thế hải và Đào Văn Lập

02/06/23
Giải pháp can thiệp sản khoa và sử dụng liệu pháp Hormone để xử lý tình trạng gieo tinh nhiều lần không đậu thai trên bò cái sinh sản hướng thịt tại tỉnh Đắk Lắk

Giải pháp can thiệp sản khoa và sử dụng liệu pháp Hormone để xử lý tình trạng gieo tinh nhiều lần không đậu thai trên bò cái sinh sản hướng thịt tại tỉnh Đắk Lắk

Phạm Văn Quyến, Nguyễn Văn Tiến, Trần Quang Hạnh, Nguyễn Hữu Điện, Lê Năng Thắng, Giang Vi Sal, Hoàng Anh Dương và Hoàng Thị Ngân

02/06/23
Sử dụng liệu pháp kết hợp Hormone để xử lý tình trạng chậm động dục ở bò cái sinh sản và bò cái tơ hướng thịt tại tỉnh Đắk Lắk

Sử dụng liệu pháp kết hợp Hormone để xử lý tình trạng chậm động dục ở bò cái sinh sản và bò cái tơ hướng thịt tại tỉnh Đắk Lắk

Phạm Văn Quyến, Nguyễn Văn Tiến, Trần Quang Hạnh, Nguyễn Đức Điện, Lê Năng Thắng, Giang Vi Sal, Hoàng Anh Dương và Hoàng Thị Ngân

02/06/23
Hiện trạng chăn nuôi gia súc ăn cỏ tại Tiền Giang

Hiện trạng chăn nuôi gia súc ăn cỏ tại Tiền Giang

Nguyễn Thị Thủy, Phạm Văn Quyến, Nguyễn Văn Tiến, Hoàng Thị Ngân. Lê Phương Thảo, Nguyễn Thị Kim Loan, Nguyễn Văn Chiểu và Nguyễn Duy Phát

08/30/22
Năng suất sinh sản của bò cái lai hướng thịt F1  tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ

Năng suất sinh sản của bò cái lai hướng thịt F1 tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ

Phạm Văn Quyến, Nguyễn Văn Tiến, Giang Vi Sal, Bùi Ngọc Hùng, Hoàng Thị Ngân, Nguyễn Thị Thủy, Đoàn Đức Vũ, Lê Việt Bảo, Lê Minh Trí và Bùi Thanh Điền

08/30/22
Crispr/Cas9 and its current application status on pig breeding

Crispr/Cas9 and its current application status on pig breeding

Abstract

N.H.Tinh, A.P.N. Bui, T.T.H. Tran

Pork provides substantial portion of daily meals for human. To meet the global demand for growing population, implementation of advanced technologies in pig breeding is required. The most recently gene editing CRISPR/Cas9 system provides novel tools to pig breeders to improve animal welfare, productivity, and performance. This paper aims to give principles of genome editing techniques and the latest update on CRISPR/Cas9 application on pig industry. We will also review the possible choices for delivering CRISPR/Cas9 system in pig research. It is hoped that with the adaptation of CRISPR/Cas9 technology, rapid genetic understanding and utilization in pig breeding will soon accelerate.

Keywords: CRISPR/Cas9; genome editing; animal welfare; pig breeding.

11/23/21
Genetic parameters and litter trait trends of Danish pigs  in South Vietnam

Genetic parameters and litter trait trends of Danish pigs in South Vietnam

SUMMARY

Nguyen Huu Tinh, Tran Van Hao and Anh Phu Nam Bui

Objective: The objective of this study was to estimate the genetic parameters and various litter trait trends of Danish pigs in South Vietnam, including the number born alive (NBA), number weaned (NW), and litter weight at the 21st day (LW21).

Methods: Records of 936 Yorkshire sows with 3361 litters and 973 Landrace sows with 3161 litters were used to estimate the variance components, genetic parameters, and trends of NBA, NW, and LW21. The restricted maximum likelihood method was applied using VCE6 software to obtain the variance components and genetic parameters. Thereafter, the best linear unbiased prediction procedure with an animal model was applied using PEST software to estimate the breeding values of the studied traits.

Results: The heritability estimates were low, ranging from 0.12 to 0.21 for NBA, 0.03 to 0.04 for NW, and from 0.11 to 0.13 for LW21. The genetic correlation between the NBA and NW was relatively strong in both breeds, at 0.77 and 0.60 for Yorkshire and Landrace, respectively. Similarly, the genetic correlation between the NW and LW21 was considerably stronger in Landrace pigs (0.71) than in Yorkshire pigs (0.48). The estimates of annual genetic progress were 0.0431, 0.0233, and 0.0461 for NBA, NW, and LW21 in Landrace pigs and 0434, 0.0202, and 0.0667 for NBA, NW, and LW21 in Yorkshire pigs, respectively.

Conclusion: The positive genetic trends estimated for the additive genetic values of the selected traits indicated that the current breeding system has achieved favorable results.

Keywords: Correlation; Danish Pig; Genetic Trend; Heritability; Litter Trait; Variance

11/18/21
ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ CÔNG THỨC LAI BÒ THỊT SỬ DỤNG TINH BÒ ĐỰC WAGYU

ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ CÔNG THỨC LAI BÒ THỊT SỬ DỤNG TINH BÒ ĐỰC WAGYU

TÓM TẮT

Đoàn Đức Vũ

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của con lai giữa bò đực Wagyu với 03 nhóm bò cái gồm lai Zebu, lai hướng thịt và lai hướng sữa. Tổng số có 48 bê sơ sinh gồm công thức 1 [♂  Wagyu x ♀ (Brahman x ♀ Lai Sind)] là 18 con, công thức 2 [♂  Wagyu x ♀ (♂ Red Angus x ♀ Brahman)] là 16 con và công thức 3 [Wagyu x ♀ (♂ Holstein Friesian x ♀ Lai Sind) là 14 con. Con lai được theo dõi đánh giá qua các giai đoạn sơ sinh, 6 tháng, 12 tháng và 18 tháng tuổi. Kết quả cho thấy các số đo thể hình và chỉ số ngoại hình đều thể hiện là con lai theo hướng thịt song không có sự khác biệt giữa các công thức lai (P>0,05). Khối lượng sơ sinh, 6, 12 và 18 tháng tuổi có sự sai khác giữa các công thức lai (P<0,05). Khối lượng sơ sinh ở 3 công thức lai dao động từ 26,4 đến 29,3kg, 6 tháng tuổi từ 121,1 đến 150,9kg, 12 tháng tuổi từ 201,7 đến 267,9kg và 18 tháng tuổi từ 277,7 đến 370,5kg. Tính bình quân cả giai đoạn từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi thì tăng trọng cao nhất ở công thức 3 là 632,2g/con/ngày, kế đến là công thức 2 là 497,1g/con/ngày và thấp nhất là công thức 1 là 464,9g/con/ngày. Tuy nhiên, chỉ có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa công thức 3 với 2 công thức còn lại (P<0,05).

11/18/21
ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ CÔNG THỨC LAI BÒ THỊT SỬ DỤNG TINH BÒ ĐỰC BBB

ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ CÔNG THỨC LAI BÒ THỊT SỬ DỤNG TINH BÒ ĐỰC BBB

TÓM TẮT

Đoàn Đức Vũ

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của con lai giữa bò đực BBB với 03 nhóm bò cái lai được sinh ra theo phương pháp gieo tinh nhân tạo. Tổng số có 47 bê sơ sinh gồm công thức 1: BBB(Brahman x Lai Sind) là 17 con, công thức 2: BBB x (Red Angus x Brahman) là 16 con và công thức 3: BBB x (Holstein Friesian x Lai Sind) là 14 con. Con lai được theo dõi đánh giá qua các giai đoạn sơ sinh, 6, 12 và 18 tháng tuổi. Kết quả cho thấy các số đo thể hình và chỉ số ngoại hình đều thể hiện là con lai theo hướng thịt. Khối lượng sơ sinh không có sự sai khác giữa các công thức lai (P>0,05), tuy nhiên, đến 6, 12 và 18 tháng tuổi, đã có sự sai khác về khối lượng giữa các công thức lai (P<0,05). Khối lượng sơ sinh ở 3 công thức lai tương ứng 27,8-28,4kg, 6 tháng tuổi 127,7-166,7kg, 12 tháng tuổi 217,3-297,2kg và 18 tháng tuổi 282,1-415,4kg. Tăng khối lượng trung bình cả giai đoạn sơ sinh-18 tháng tuổi cao nhất ở công thức 3 (720,5 g/con/ngày), kế đến là công thức 2 (521,8 g/con/ngày) và thấp nhất ở công thức 1 (472,7 g/con/ngày). Tuy nhiên, chỉ có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa công thức 3 với 2 công thức còn lại (P<0,05).

11/18/21
ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CON LAI F1 GIỮA BÒ ĐỰC RED ANGUS, BBB, BLACK WAGYU VỚI BÒ CÁI LAI ZEBU TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CON LAI F1 GIỮA BÒ ĐỰC RED ANGUS, BBB, BLACK WAGYU VỚI BÒ CÁI LAI ZEBU TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

TÓM TẮT

Đoàn Đức Vũ, Phạm Văn Quyến, Hoàng Thị Ngân, Đậu Văn Hải, Nguyễn Thị Bé Thơ và Nguyễn Thanh Vân

Nghiên cứu này nhằm đánh giá, so sánh ngoại hình và khả năng sinh trưởng của 3 nhóm con lai F1 giữa bò Red Angus, BBB và Black Wagyu với bò cái lai Zebu trong cùng một điều kiện chăn nuôi tại Công ty TNHHMTV bò sữa TP. Hồ Chí Minh làm cơ sở cho việc lai tạo và phát triển bò lai hướng thịt ở khu vực Nam Bộ. Tổng số có 50 bê lai sơ sinh gồm con lai F1 ♂ Red Angus x ♀ Lai Zebu (nhóm 1: RAnZe) là 15 con, F1 ♂ BBB x ♀ Lai Zebu (nhóm 2: BBbZe) là 17 con và F1 ♂ Black Wagyu x ♀ Lai Zebu (nhóm 3: BWaZe) là 18 con. Kết quả cho thấy các số đo thể hình và chỉ số ngoại hình ở thời điểm 18 tháng tuổi không có sự sai khác giữa các nhóm con lai (P>0,05). Khối lượng sơ sinh ở 3 nhóm con lai dao động 26,4-28,3kg, 6 tháng tuổi 121,1-128,2kg, 12 tháng tuổi 201,7-220,4kg và 18 tháng tuổi 277,7-290,2kg. Tính bình quân cả giai đoạn từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi thì tăng trọng cao nhất ở nhóm 1 là 485,8g/con/ngày, kế đến là nhóm 2 là 472,7g/con/ngày và thấp nhất là nhóm 3 là 464,9g/con/ngày. Bình quân từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi, tiêu tốn vật chất khô từ 10,2 – 10,6kg, năng lượng trao đổi từ 23,1-24,1Mcal và protein thô từ 872-911g. Khối lượng sơ sinh và 6 tháng tuổi không có sự sai khác giữa 3 nhóm con lai (P>0,05). Khối lượng tại 12 và 18 tháng tuổi của con lai F1 BBB tương đương với con lai F1 Red Angus (P>0,05), trong khi đó con lai F1 Black Wagyu thấp hơn so với con lai F1 Red Angus (P<0,05) nhưng tương đương với con lai F1 BBB (P>0,05). Tăng trọng và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng ở cả 3 nhóm con lai F1 là tương đương nhau. Như vậy, ngoài nhóm con lai Red Angus đang được người chăn nuôi ưa chuộng thì có thể phát triển nhóm con lai BBB và Black Wagyu ở khu vực Nam Bộ để đa dạng hóa công thức bò lai hướng thịt.

11/18/21

Tạp chí Khoa học

KP. Hiệp Thắng, P. Bình Thắng, TX. Dĩ An, Bình Dương

Tel/Fax:    0274 3739 899

Email:         iasvn@iasvn.vn

Website:    iasvn.vn

© Copyright 2018 www.iasvn.vn, all rights reserved

Thiết kế và phát triển bởi Webso.vn