Ngành thức ăn chăn nuôi: Hội nhập để phát triển

Những thành tựu lớn…

Ngành thức ăn chăn nuôi: Hội nhập để phát triển

Năm 2020, sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp của Việt Nam ước đạt 20 triệu tấn. Ảnh minh họa: Lưu Hiên

Ngành thức ăn chăn nuôi (TĂCN)  đã giữa vững mức độ tăng trưởng về số lượng và công suất thiết kế của cơ sở sản xuất. Theo thống kê của Cục Chăn nuôi, năm 2011, cả nước có 233 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi với tổng công suất thiết kế đạt 16,1 triệu tấn, đến năm 2019 có 264 cơ sở với tổng công suất thiết kế đạt 40,5 triệu tấn. Mặc dù số lượng cơ sở sản xuất TĂCN trong giai đoạn 2011-2019 chỉ tăng 13,1% (tương đương 1,48%/năm), nhưng công suất thiết kế đã tăng 151,6% (tương đương 16,8%/năm). Năm 2011, công suất thiết kế trung bình của một cơ sở là 69,1 nghìn tấn/năm, đến năm 2019 là 154,0 nghìn tấn/năm (tăng 2,2 lần). Như vậy các cơ sở sản xuất chăn nuôi quy mô nhỏ đã dần được thay thế bởi các cơ sở chăn nuôi quy mô vừa và lớn.

Cùng với đó, sản lượng TĂCN cả nước không ngừng tăng, cụ thể, trong giai đoạn 2011-2019, sản lượng thức ăn chăn nuôi liên tục, tốc độ trung bình 8,1%, đưa sản lượng thức ăn chăn nuôi từ 11,5 triệu tấn năm 2011 lên 20,2 triệu tấn trong năm 2016 và 19,0 triệu tấn năm 2019 và ước đạt 20,5 triệu tấn năm 2020, đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 10 trên thế giới và số 1 trong khu vực ASEAN về sản lượng TĂCN công nghiệp, không chỉ đáp ứng được nhu cầu phát triển chăn nuôi trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước trong khu vực và trên thế giới.

Ngoài ra, công nghệ chế biến TĂCN ngày càng phát triển, cụ thể, dây chuyền và thiết bị chế biến TACN không ngừng được cải tiến và hiện đại hóa. Do thị trường TĂCN Việt Nam phát triển muộn và tăng trưởng nhanh, đầu tư hiệu quả nên phần lớn các dây chuyền sản xuất TĂCN đều được đầu tư thộc thế hệ mới và có xuất xứ từ các nước phát triển như châu Âu, Hoa Kỳ. Hiện nay, số lượng cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có dây chuyền sản xuất tự động, bán tự động chiếm khoảng 80%.

Theo ATLAS, tổng tiêu chí đánh giá về công nghệ của ngành công nghiệp chế biến TĂCN của Việt Nam đạt mức khá cao, với 876/1000 điểm. Điều này thể hiện trình độ công nghệ của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nước ta đang ở mức khá cao so với các nước trên thế giới. Các doanh nghiệp trong nước đang ngày càng phát triển, mở rộng quy mô và làm chủ được công nghệ hiện đại, quản trị tiên tiến ngang tầm với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, điển hình như DABACO, Masan, GreenFeed, Lái Thiêu, Vina, Hòa Phát…

Hiện nay, cùng với việc sử dụng các dây chuyền sản xuất đồng bộ có tính tự động cao, các cơ sở sản xuất TĂCN đã quan tâm nhiều hơn đến việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trước đây, số lượng cơ sở TĂCN áp dụng hệ thống quản lý chất lượng chỉ chiếm tỉ lệ thấp, khoảng trên 30%, nhưng hiện nay đã có trên 80% số cơ sở có áp dụng ít nhất một hệ thống quản lý chất lượng như ISO, HACCP, GMP hoặc tương đương, trong đó nhóm cơ sở sản xuất TACN nước ngoài đạt 100%.

Chất lượng và an toàn thực phẩm được nâng cao, nguyên nhân là do có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phù hợp và tích cực trong công tác quản lý của các cơ quan chức năng cùng với việc đầu tư dây chuyền thiết bị công nghệ cao, trình độ quản lý tiên tiến trong sản xuất và nhận thức của doanh nghiệp về chất lượng và ATTP trong chăn nuôi được nâng cao mà chất lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp được kiểm soát tốt, bảo đảm nhu cầu về dinh dưỡng cho vật nuôi và an toàn thực phẩm với người tiêu dùng. Bện cạnh đó, với sự tham gia của nhiều tập đoàn lớn tạo nên sự cạnh tranh trong thị trường TACN, cũng là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phải không ngừng nỗ lực để nâng cao chất lượng sản phẩm TACN.Về giá thành sản phẩm TACN, trong giai đoạn 2011-2019, giá TACN tại Việt Nam luôn ở mức trung bình thấp so với các nước trong khu vực, mặc dù nguồn nguyên liệu sử dụng để sản xuất phần lớn phải nhập khẩu và giá TACN công nghiệp trong nước phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của giá nguyên liệu trên thế giới.

Tồn tại vẫn còn đó…

Một điều phải thừa nhận đó là công nghệ sản xuất và quản lý thức ăn chăn nuôi vẫn thiếu đồng bộ, tự động hóa chưa cao, nhất là ở những cơ sở sản xuất nhỏ, chế biến thức ăn bổ sung; chi phí đầu vào của sản xuất TĂCN trong nước cao, nhất là tín dụng, logistics; hiệu quả đầu tư thấp, nhiều cơ sở sản xuất chỉ khai thác được từ 40-50% công suất thiết kế.

Ngành thức ăn chăn nuôi: Hội nhập để phát triển

Trong năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 19,6 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, giá trị nhập khẩu 5,7 tỷ USD

Nguyên liệu TĂCN nhập khẩu lớn và ngày càng gia tăng, trong đó có nhiều nhóm nguyên liệu mà trong nước có khả năng sản xuất được như DCP, bột máu, bột thịt xương, các chế phẩm vi sinh, thảo dược… Ứớc tính có tới 65% nguyên liệu thức ăn truyền thống cho sản xuất TĂCN công nghiệp được nhập khẩu: ngô hạt (nhập khẩu mỗi năm 5,0-7,0 triệu tấn/năm), khô dầu đậu tương và khô dầu hạt cải (nhập khẩu khoảng 4,0-5,0 triệu tấn/ năm), DDGS (nhập khẩu khoảng 0,5-1,0 triệu tấn/năm), thức ăn bổ sung các loại (650 000 tấn/năm). Ngoài ra, nhiều nguyên liệu trong nước chưa được khai thác có hiệu quả, như các loại khoáng chất, cây dược liệu, rong tảo biển, phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp; quản trị nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chưa tốt vừa gây lãng phí vừa ô nhiễm môi trường.

Mặt khác, phân bố các cơ sở sản xuất TACN công nghiệp không đồng đều, tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng (các tỉnh như Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Hà Nội, Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương…), ĐBSCL (Tiền Giang, Long An…). Ngoài ra, việc việc hầu hết TĂCN trong nước được phân phối qua hệ thống đại lý trung gian, việc quản trị và sản xuất theo chuỗi giá trị chưa phát triển dẫn đến giá thành thức ăn còn cao. Cùng với đó, năng lực quản lí nhà nước về TĂCN còn nhiều bất cập, hiệu quả và hiệu lực chưa cao, thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất giữa các bộ ngành và địa phương gây phát sinh khó khăn cho doanh nghiệp và công tác quản lí.

Bối cảnh mới

Tại nước ta, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm với giá thành cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là khi các hiệp định thương mại giữa Việt Nam với các nước có hiệu lực và đi vào cuộc sống. Cùng với đó, biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, tình trạng thiếu hiệu quả tài nguyên đầu vào cho sản xuất chế biến sản phẩm nông sản; áp lực quản lý chất thải bảo vệ môi trường ngành công nghiệp chế biến ngày càng lớn, đặt ra yêu cầu tái cơ cấu toàn diện, bền vững.

Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa khu vực nông thôn đang diễn ra mạnh, nhất là ở các khu vực ven đô thị. Chăn nuôi có xu hướng dịch chuyển khỏi vùng trung tâm đô thị, vùng ven đồng bằng có mật độ dân số và vật nuôi cao đến những vùng có không gian chăn nuôi rộng lớn như Trung du miền núi phía Bắc, Duyên hải miền Trung, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên… Do đó, đỏi hỏi phải có sự thay đổi về hệ thống sản xuất và cung ứng TĂCN phù hợp. Khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số phát triển mạnh mẽ sẽ tác động trực tiếp làm thay đổi nhiều ngành công nghệ trong hoạt động sản xuất, phân phối và quản lý thức ăn chăn nuôi.

Chính sách tái cơ cấu ngành chăn nuôi, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang hình thức chăn nuôi theo chuỗi liên kết đòi hỏi ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi thay đổi theo hướng chuyên môn hóa để đáp ứng kịp xu hướng này.

GS TS LÃ VĂN KÍNH – PHÓ CHỦ TỊCH HIỆP HỘI SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI: Lĩnh vực dinh dưỡng thức ăn cần thiết phải có nhiều thêm chương trình nghiên cứu hơn nữa

Ngành thức ăn chăn nuôi: Hội nhập để phát triển

Giống quyết định 15-20% giá thành, còn thức ăn chăn nuôi quyết định 65-70% giá thành. Năng suất giống tăng 10%, giảm đưược 2% giá thành. Còn cải thiện thức ăn chăn nuôi 3% thì đã giảm được 2% giá thành sản phẩm. Tuy vậy, chưa có chương trình nghiên cứu về thức ăn chăn nuôi nào trong 20-30 năm nay, vì vậy, lĩnh vực Dinh dưỡng thức ăn cần thiết phải có thêm nhiều chương trình nghiên cứu hơn nữa. Cần có 6 định hướng nghiên cứu: Tiết kiệm nguồn năng lượng; tiết kiệm protein; sử dụng phế phụ phẩm làm nguồn thức ăn chăn nuôi mới; áp dụng công nghệ vật lý, hóa học và công nghệ sinh học để tạo ra các sản phẩm nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn, nâng cao tỷ lệ tiêu hóa và chất lượng sản phẩm; nghiên cứu các giải pháp để sản xuất sản phẩm an toàn và quyền động vật; nghiên cứu các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải nhà kính và bảo vệ môi trường.

Nhà Chăn Nuôi

Ngành thức ăn chăn nuôi: Hội nhập để phát triển

Chia sẻ:

KP. Hiệp Thắng, P. Bình Thắng, TX. Dĩ An, Bình Dương

Tel/Fax:    0274 3739 899

Email:         iasvn@iasvn.vn

Website:    iasvn.vn

© Copyright 2018 www.iasvn.vn, all rights reserved

Thiết kế và phát triển bởi Webso.vn