Liên hệ
Lai tạo thành công nguồn gen lợn cỏ Bình Thuận và Nhật Bản
Lai tạo thành công nguồn gen lợn cỏ Bình Thuận và Nhật Bản
Phân viện Chăn nuôi Nam bộ mới lai tạo thành công nguồn gen lợn cỏ Bình Thuận và Nhật Bản, phù hợp với định hướng sản phẩm đặc sản cho khu vực chăn nuôi trang trại và nông hộ.
Hội thảo \'\'Khuyến nông giới thiệu tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong lĩnh vực Chăn nuôi - Thú y\'\'
Hội thảo \'\'Khuyến nông giới thiệu tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong lĩnh vực Chăn nuôi - Thú y\'\'
Ngày 11/8, tại TP Nha Trang (Khánh Hòa), Phân Viện Chăn nuôi Nam Bộ được Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao chủ trì tổ chức Hội thảo "Khuyến nông giới thiệu tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong lĩnh vực Chăn nuôi - Thú y". Tham dự hội thảo có sự góp mặt của TS. Nguyễn Hữu Ninh - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, TS. Lê Minh Lịnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, TS. Phạm Công Thiếu - Viện trưởng Viện Chăn nuôi, cùng với lãnh đạo Sở, ban ngành các tỉnh, một số Viện, trường đại học, các danh nghiệp khu vực phía Nam.

Hội thảo\"Khuyến nông giới thiệu tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong lĩnh vực Chăn nuôi - Thú y\'\'
Hội thảo\"Khuyến nông giới thiệu tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong lĩnh vực Chăn nuôi - Thú y\'\'
Tại hội thảo, các đại biểu được cung cấp tài liệu giới thiệu 41 sản phẩm kỹ thuật, công nghệ mới trong chăn nuôi, thú y.

Dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sinh sản năng suất, chất lượng cao tăng cường các biện pháp an toàn sinh học tại các tỉnh phía Nam”
Dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sinh sản năng suất, chất lượng cao tăng cường các biện pháp an toàn sinh học tại các tỉnh phía Nam”
Thực hiện dự án Khuyến nông Trung ương năm 2022, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi heo Bình Thắng phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai triển khai Dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sinh sản năng suất, chất lượng cao tăng cường các biện pháp an toàn sinh học tại các tỉnh phía Nam” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Kiểm tra tiến độ dự án khuyến nông trung ương năm 2022
Kiểm tra tiến độ dự án khuyến nông trung ương năm 2022
" Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sinh sản năng suất, chất lượng cao tăng cường các biện pháp an toàn sinh học tại các tỉnh phía Nam"

Buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Ngày 4 tháng 3 năm 2023 tại Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ đã diễn ra buổi họp với Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về Tình hình hoạt động CN KHCN của Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ. Đến tham dự buổi họp có Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Phùng Đức Tiến, Vụ KHCN và MT, Cục Chăn nuôi, Ban giám đốc Viện Chăn Nuôi - Phân viện Chăn nuôi Nam bộ và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc PV - VCN
Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai kế hoach nhiệm vụ năm 2023
Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai kế hoach nhiệm vụ năm 2023

Hợp tác Nghiên cứu và ứng dụng Khoa học Công nghệ giữa Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Hồ Chí Minh và Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ
Hợp tác Nghiên cứu và ứng dụng Khoa học Công nghệ giữa Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Hồ Chí Minh và Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ
Ngày 16 tháng 02 năm 2022, Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ đã có buổi làm việc thảo luận về chương trình phát triển Nghiên cứu và ứng dụng Khoa học Công nghệ với đoàn cán bộ Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn TP. HCM
Tham dự buổi thảo luận có TS. Nguyễn Hữu Tỉnh, Phó Viện trưởng Viện Chăn Nuôi - Giám đốc Phân Viện, Ban giám đốc cùng các lãnh đạo các đơn vị thuộc Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ. Phía Sở Nông nghiệp và PTNT TP. HCM gồm có ông Đinh Minh Hiệp – Giám đốc Sở NN và PTNT và các lãnh đạo Văn phòng Sở, Phòng Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Khuyến Nông, Trung tâm Giống cây trồng – vật nuôi và thủy sản, Trung tâm Công nghệ sinh học, Chi cục Chăn nuôi -thú y.
TS. Đoàn Đức Vũ – Phó Giám đốc Phân Viện giới thiệu về cơ cấu tổ chức, những định hướng nghiên cứu mới của Phân Viện. Ông Đinh Minh Hiệp ủng hộ những đề xuất của Phân Viện trong nghiên cứu về chọn tạo giống vật nuôi năng suất cao, chất lượng thịt tốt; chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao và xử lý môi trường. Ông Hiệp cho rằng Phân Viện và các Trung tâm thuộc Sở NN và PTNT TP. HCM nên hợp tác để xây dựng những chương trình, đề án về lĩnh vực con giống, chăn nuôi dài hạn hơn dựa trên lợi thế của hai bên để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng cần được chú trọng trong việc hợp tác giữa Sở NN & PTNT và Phân Viện Chăn nuôi Nam Bộ thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn của các cán bộ kỹ thuật, doanh nghiệp nhỏ và nông dân. Thông qua buổi làm viêc này, phía Phân Viện cũng nắm được những chủ trương và định hướng của TP.HCM về lĩnh vực chăn nuôi để có thể xây dựng những đề tài – dự án phù hợp hơn, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của địa phương.
PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
Trong không khí hân hoan cả nước đón chào năm mới (năm Nhâm Dần 2022). Ngày 8 tháng 02 năm 2022 Phân Viện tổ chức buổi khai xuân đầu năm mới. Đến dự buổi họp có Ban giám đốc Phân Viện, lãnh đạo các trung tâm, các phòng ban thuộc Phân Viện cùng toàn thể hơn 70 cán bộ công nhân viên của Phân Viện. Mở đầu buổi khai xuân TS. Nguyễn Hữu Tỉnh gửi những lời chúc tốt đẹp đến toàn thể cán bộ, công nhân viên toàn Phân Viện. Toàn Phân Viện trong năm 2022 thật đoàn kết nổ lực phấn đấu hơn nữa nhất là các cán bộ trẻ, thanh niên Phân Viện để xứng đáng với niềm tin hy vọng của lãnh đạo như thông điệp thanh niên là "đội quân chủ lực" trong thời đại 4.0. Thanh niên phải chủ động, tích cực học tập và rèn luyện, lao động và sáng tạo; xung phong trong mọi lĩnh vực, luôn đi trước, làm trước để lôi cuốn quần chúng; hăng hái, kiên quyết, không sợ khó, không sợ khổ trong mọi hoàn cảnh. Bên cạnh những lời chúc mừng năm mới là các tiết mục văn nghệ chào mừng xuân Nhâm Dần của các đơn vị trong Phân Viện.

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ NĂM 2021
HỘI NGHỊ TỔNG KẾT PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ NĂM 2021
Ngày 29 tháng 12 năm 2021 Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ tổ chức buổi Hội nghị tổng kết công tác hoạt động năm 2021 và kế hoạch công tác năm 2022. Đến tham dự buổi hợp có Ban giám đốc Phân Viện, lãnh đạo các trung tâm, các phòng ban cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của toàn Phân Viện. Mặc dù trong năm vừa qua gặp rất nhiều khó khăn từ dịch bệnh Covid-19, giá cả thị trường biến động, tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, chuồng trại chăn nuôi xuống cấp nghiêm trọng nhưng Ban giám đốc Phân Viện, lãnh đạo các đơn vị cùng toàn thể cán bộ công nhân viên toàn Phân Viện đoàn kết, nổ lực vượt qua khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng và chính quyền giao. Cụ thể:
- Số nhiệm vụ khoa học tăng 13 nhiệm vụ (48 nhiệm vụ)
- Tổng kinh phí nhiệm vụ khoa học cao hơn năm 2021 là 1,087 tỷ đồng (23.767.000.000 đồng)
- Tiến bộ kỹ thuật về lĩnh vực chăn nuôi: 11
- Số lượng bài báo đã đăng là 39 bài trong đó có 02 bài đăng trên tạp chí Quốc tế
- Trong năm 2021 Phân Viện đạt 01 giải thưởng Hồ Chí Minh (TS. Lê Thanh Hải) và 01 giải thưởng nhà nước (TS. Hoàng Tuấn Thành)
- Thu nhập bình quân đầu người toàn Phân Viện 7,7 triệu/người

Ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong chăn nuôi bò hướng thịt tại các xã khó khăn, dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận
Ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong chăn nuôi bò hướng thịt tại các xã khó khăn, dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận
Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong chăn nuôi bò thịt chất lượng cao ở tỉnh Bến Tre
Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong chăn nuôi bò thịt chất lượng cao ở tỉnh Bến Tre
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ 2021
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ 2021
Nhân dịp chào mừng 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/03/1931-26/03/2021). Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ tổ chức hội nghị Khoa học cho Cán bộ trẻ năm 2021 nhằm tạo điều kiện cho các nhà khoa học trẻ phát huy khả năng nghiên cứu, trao đổi bằng tiếng Anh, đồng thời tạo mối quan hệ giao lưu chia sẻ thông tin giữa các cán bộ trẻ. Hội nghị đã thông qua các báo cáo về lĩnh vực di truyền giống, dinh dưỡng thức ăn chăn và sức khỏe môi trường trong chăn nuôi. Ban tổ chức đã chọn 10 báo cáo trong số các báo để trao giải thưởng cho các cá nhân đạt thành tích xuất sắc. Cụ thể: 1 giải nhất, 1 giải nhì, 2 giải ba và 6 giải khuyến khích.

HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ NĂM 2021
HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ NĂM 2021
Ngày 12 tháng 01 năm 2021 Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ tổ chức hội nghị Đại biểu viên chức, người lao động năm 2021. Hội nghị với sự góp mặt của Ban giám đốc Phân Viện, lãnh đạo các Trung tâm nghiên cứu, các Bộ môn nghiên cứu, phòng Phân tích, 3 Phòng chức năng cùng với cán bộ viên chức và người lao động trực thuộc Phân Viện. Hội nghị đã được nghe trình bày:
- Dự thảo báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2021
- Dự thảo báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2020 và phát động phong trào thi đua năm 2021 của Công đoàn Phân Viện Chăn nuôi Nam Bộ
- Báo cáo kết quả hoạt động của Ban thanh tra nhân dân năm 2020
HỘI NGHỊ TỔNG KẾT PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ
HỘI NGHỊ TỔNG KẾT PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ
Ngày 22 tháng 12 năm 2020 Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ tổng kết" Công tác năm 2020 và triển khai kế hoạch năm 2021". Mặc dù trong năm qua Phân Viện gặp không ít khó khăn do tình hình dịch bệnh giá cả thị trường biến động mạnh nhưng tập thể Phân Viện đã đoàn kết vượt qua khó khăn hoàn thành 97% kế hoạch. Tuy nhiên Phân Viện cần tập trung các nguồn lực cho nghiên cứu khoa học. Các cán bộ nghiên cứu trẻ cần tích cực nâng cao năng lực nghiên cứu, trình độ ngoại ngữ. Toàn Phân Viện cần tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm; Đẩy mạnh mối liên hệ hợp tác nghiên cứu với các cơ quan, tổ chức quốc tế trong lĩnh vực chăn nuôi. Từ đó đảm bảo được đời sống, thu nhập của cán bộ công nhân viên trong toàn Phân Viện.
HỘI THẢO GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH CHỌN GIỐNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GEN VÀ MỘT SỐ DÒNG LỢN CAO SẢN SS1, SS2 VÀ TS3
HỘI THẢO GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH CHỌN GIỐNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GEN VÀ MỘT SỐ DÒNG LỢN CAO SẢN SS1, SS2 VÀ TS3
Ngày 22 tháng 10 năm 2020 Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ kết hợp cùng cty cổ phần Wagon Việt Nam tổ chức hội thảo " Giới thiệu chương trình chọn giống ứng dụng công nghệ gen và một số dòng lợn cao sản SS1, SS2 và TS3".
HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LĨNH VỰC CHĂN NUÔI GIAI ĐOẠN 2016-2020
HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LĨNH VỰC CHĂN NUÔI GIAI ĐOẠN 2016-2020
Nhằm tổng kết các thành tựu nghiên cứu khoa học cũng như tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các đơn vị trong Viện Chăn nuôi, Phân Viện, các trường Đại học, Trung tâm Khuyến Nông Quốc gia, các đơn vị sự nghiệp của các tỉnh thành phía Nam trong công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ. Phân Viện Chăn nuôi Nam Bộ - Viện Chăn Nuôi tổ chức hội thảo KHCN lĩnh vực Chăn nuôi giai đoạn 2016-2020. Hội thảo thông qua hơn 14 báo cáo trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc gia cầm. Các báo cáo nêu bật các thành tựu đạt được trong nghiên cứu chọn giống, dinh dưỡng thức ăn, ứng dụng khoa học công nghệ trong xử lý môi trường chăn nuôi trong 5 năm qua. Bên cạnh đó, các báo cáo cũng phản ảnh một số tồn tại khó khăn trong công tác nghiên cứu, quản lý khoa học. Hội nghị rất vinh dự được sự quan tâm đóng góp ý kiến từ các lãnh đạo Vụ, Cục...về định hướng phát triển ngành Chăn nuôi trong giai đoạn 2025-2030 tầm nhìn 2040.
HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ
HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ
Nhằm tổng kết các hoạt động nghiên cứu khoa học và nâng cao kỹ năng viết, trình bày báo cáo khoa học của các nghiên cứu viên, Phân Viện Chăn nuôi Nam Bộ tổ chức Hội nghị Khoa học thường niên năm 2020. Hội nghị đã thông qua hơn 30 báo cáo khoa học. Trong đó:
- 15 báo cáo về di truyền giống vật nuôi
- 10 báo cáo về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi
- 7 báo cáo về môi trường sức khỏe vật nuôi, kỹ thuật chăn nuôi
Hội đồng khoa học đánh giá phần lớn các báo cáo có tính khoa học cao, hình thức trình bày đẹp, ấn tượng. Hội đồng chọn khoảng 1/3 trong số các báo các tham dự hội nghị Khoa học công nghệ Viện Chăn nuôi được tổ chức vào tháng 11/2020.
Trứng tươi từ trang trại tới bàn ăn (P1)
Trứng tươi từ trang trại tới bàn ăn (P1)
Trứng thuộc nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất trên Trái đất và có thể là một phần trong thực đơn ăn uốnglành mạnh. Tuy nhiên, trứng cũng dễ bị hư hỏng như thịt tươi và cá. Trứng tươi nguyên vỏ, sạch vẫn có thể chứa Salmonella Enteritidis, do bị nhiễm vi khuẩn này trong quá trình tạo trứng trong đường sinh sản của gà trước khi đẻ, loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm. Trong khi lượng trứng bị nhiễm khuẩn là rất nhỏ, vẫn có những trường hợp ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn này gây ra trong vài năm gần đây. Để an toàn, trứng phải được xử lý theo cách phù hợp, bảo quản lạnh (chilled) và nên được nấu chín hoàn toàn trước khi ăn.
Chọn giống vật nuôi theo bộ gen – Kỷ nguyên mới của khoa học chọn giống vật nuôi
Chọn giống vật nuôi theo bộ gen – Kỷ nguyên mới của khoa học chọn giống vật nuôi
GS.TS Đặng Vũ Bình- Hội Chăn Nuôi Việt Nam (Tạp chí KHKT Chăn Nuôi số 241 tháng 2 năm 2019)
Cho tới nay, những đóng góp của khoa học chọn giống vật nuôi cho sản xuất chăn nuôi chủ yếu vẫn là chọn giống theo kiểu truyền thống dựa trên cơ sở dữ liệu kiểu hình và hệ phổ mà đỉnh cao là phương pháp BLUP. Những phát hiện mới trong lĩnh vực di truyền phân tử đã mang lại hy vọng cho phương pháp chọn giống vật nuôi với sự hỗ trợ của các chỉ thị di truyền. Tuy nhiên, những kết quả đã không đáp ứng được như mong đợi.
DANH SÁCH ĐƠN VỊ GỬI BÀI ĐĂNG TẠP CHÍ TRÊN WEB PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ NĂM 2020
DANH SÁCH ĐƠN VỊ GỬI BÀI ĐĂNG TẠP CHÍ TRÊN WEB PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ NĂM 2020
Nội dung chi tiết đính kèm
GẶP GỠ TRAO ĐỔI HỢP TÁC CHUYỂN GIAO KHCN GIỮA PHÂN VIỆN VÀ SỞ KHCN TỈNH BÌNH PHƯỚC
GẶP GỠ TRAO ĐỔI HỢP TÁC CHUYỂN GIAO KHCN GIỮA PHÂN VIỆN VÀ SỞ KHCN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Nhằm tăng cường hợp tác giữa Phân Viện và các địa phương về lĩnh vực khoa học công nghệ trong chăn nuôi, ngày 10 tháng 06 năm 2020 đoàn cán bộ nghiên cứu Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ đã gặp gỡ trao đổi cùng lãnh đạo Sở KHCN tỉnh Bình Phước. Hai bên đã nêu những khó khăn và thuận lợi của đơn vị trong giai đoạn hiện nay. Từ đó định hướng hợp tác phát triển ngành Chăn nuôi của đơn vị mình trong giai đoạn sắp tới theo định hướng ứng dụng KHCN, an toàn sinh học và thân thiện với môi trường.
Tiến sỹ Nguyễn Hữu Tỉnh giám đốc Phân Viện trao đổi về các thành tựu nghiên cứu của Phân Viện ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống vật nuôi, thức ăn, môi trường và các lĩnh khác có liên quan.
Ông Đặng Hà Giang đại diện Sở KHCN tỉnh chia sẻ một số thuận lợi và khó khăn hiện tại của tỉnh về tình hình chăn nuôi trên địa bàn. Chăn nuôi ở Bình Phước chủ yếu tận dụng nguồn lực tại địa phương, tình trạng đồng huyết trên đàn gia súc gia cầm khá cao, sinh trưởng phát triển chậm. Bên cạnh đó, trình độ khoa học kỹ thuật chăn nuôi còn kém phát triển.
Hai bên mong muốn hợp tác đề xuất các đề tài, dự án cấp Bộ, cấp nhà Nước, phát triển ngành Chăn nuôi của tỉnh theo hướng hiện đại và bền vững đồng thời hợp tác xây dựng phát triển các chuỗi giá trị ngành chăn nuôi góp phần bình ổn thị trường chăn nuôi hiện nay. Trong tương lai, Phân Viện cùng với các địa phương sẽ phát triển sàn giao dịch KHCN nhằm sẽ chia những thành tựu, thông tin khoa học công nghệ, ứng dụng KHCN trong thực tiễn.
Một số hình ảnh
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 130 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VĨ ĐẠI(19/05/1890 - 19/05/2020)
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 130 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VĨ ĐẠI(19/05/1890 - 19/05/2020)

ĐẠI HÔI ĐẢNG BỘ PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ LẦN THỨ II NHIỆM KỲ 2020-2025
ĐẠI HÔI ĐẢNG BỘ PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ LẦN THỨ II NHIỆM KỲ 2020-2025
Căn cứ chỉ thị 35-CT/TW ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Bộ chính trị về đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Kế hoạch số 324-KH/ĐUK ngày 09 tháng 11 năm 2019 của Ban thường vụ Thành ủy và Kế hoạch số 62-KH/ĐUK ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Ban Thường vụ Đảng ủy khối cơ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ngày 16 tháng 03 năm 2020, Phân Viện Chăn nuôi Nam Bộ tổ chức đại hội Đảng bộ Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ lần thứ II nhiệm kỳ 2020-2025 tại Khu phố Hiệp Thắng, phường Bình Thắng, TX Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Tham dự Đại hội có đại diện của lãnh đạo Viện Chăn nuôi, Đảng ủy khối cơ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với 47/48 Đảng viên.
Mẹo giúp giảm cắn đuôi trong chăn nuôi heo tập trung
Mẹo giúp giảm cắn đuôi trong chăn nuôi heo tập trung
Hành vi hung hăng ở heo – cho dù đó là cắn đuôi, sườn, tai hay âm hộ – luôn là một vấn đề khiến các nhà quản lý và nhà chăn nuôi phải đau đầu, dẫn đến những tổn thất lớn về lợi nhuận. Cụ thể, hành vi cắn đuôi là thể hiện các vấn đề trong quá trình phát triển của heo choai và heo trưởng thành, có thể dẫn đến thiệt hại kinh tế do giảm tăng trọng, nhiễm trùng thứ cấp, tử vong hoặc sản phẩm thịt không được chấp nhận ở một số thị trường.
CÁC TIẾN BỘ MỚI TRONG DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CHÓ
CÁC TIẾN BỘ MỚI TRONG DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CHÓ
Hội thảo do nhóm Nghiên cứu mạnh về Công nghệ hỗ trợ sinh sản và Chọn tạo giống vật nuôi – Bộ môn Ngoại Sản (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) phối hợp với một số đơn vị tổ chức ngày 22/12/2019 tại Hà Nội
TIÊM VACCIN CHO TRỨNG
TIÊM VACCIN CHO TRỨNG
Có 2 lợi ích lớn của việc chích ngừa vắc-xin vào trứng ấp đó là sức khỏe cho đàn gia cầm và hiệu quả ấp nở. Việc phòng ngừa bệnh cho gia cầm là cần thiết để duy trì sức khỏe và năng suất trong chăn nuôi gia cầm thâm canh và công nghiệp hiện đại. Với ý nghĩa này thì chiến lược phòng ngừa bệnh cầm được ứngdụng trước khi dịch bệnh xảy ra. Những con gà con khỏe mạnh chính là khởi đầu cho một đàn gà khỏe mạnh sau này, vì vậy ấp nở là mục tiêu tự nhiên cho việc phòng ngừa bệnh.
Thiết bị tiêm vắc xin cho trứng của hãng Zoetis
Hội nghị tập huấn công tác Quản lý Khoa học Công nghệ và Tài chính
Hội nghị tập huấn công tác Quản lý Khoa học Công nghệ và Tài chính

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ 2019
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ 2019
Chào mừng 129 năm (19/05/1890-19/05/2019) sinh nhật Bác và phát động phong trào tự chủ nghiên cứu khoa học cho cán bộ trẻ, Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ đã tổ chức hội nghị khoa học trẻ 2019 bằng tiếng Anh. Hội nghị là cơ hội để các cán bộ khoa học trẻ chia sẻ kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học và kỹ năng tiếng Anh. Với sự đóng góp của 19 báo cáo bao gồm các chủ đề dinh dưỡng thức ăn, di truyền giống vật nuôi, môi trường chăn nuôi, vi sinh, hội nghị góp phần làm đa dạng lĩnh vực nghiên cứu trong chăn nuôi thú y của Phân Viện. Kết thúc Hội nghị, Phân Viện đã trao 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba, 01 giải ấn tượng, 01 giải triển vọng, 01 giải nỗ lực và 01 giải tập thể.

Lễ ký kết hợp tác giữa Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ và trường Đại Học Trà Vinh
Lễ ký kết hợp tác giữa Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ và trường Đại Học Trà Vinh
Ngày 17/4/2019, tại Trường Đại học Trà Vinh, Phân Viện Chăn nuôi Nam Bộ đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Trà Vinh giai đoạn 2019-2024. Theo văn bản thỏa thuận, Phân Viện Chăn nuôi Nam Bộ sẽ hỗ trợ Trường Đại học Trà Vinh trong các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Tổng kết hoạt động năm 2018 và phương hướng, kế hoạch năm 2019
Tổng kết hoạt động năm 2018 và phương hướng, kế hoạch năm 2019
NCS Nguyễn Văn Phú bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
NCS Nguyễn Văn Phú bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
Ngài Đại sứ nước Cộng hòa Ác-hen-ti-na đến thăm Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ
Ngài Đại sứ nước Cộng hòa Ác-hen-ti-na đến thăm Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ

Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Phòng phân tích Chăn nuôi - Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ đạt chứng chỉ chứng nhận ISO/IEC 17025: 2005
Phòng phân tích Chăn nuôi - Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ đạt chứng chỉ chứng nhận ISO/IEC 17025: 2005

Phòng phân tích Chăn nuôi - Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ được chỉ định thực hiện việc thử nghiệm lĩnh vực thức ăn chăn nuôi
Phòng phân tích Chăn nuôi - Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ được chỉ định thực hiện việc thử nghiệm lĩnh vực thức ăn chăn nuôi

NCS Đoàn Vĩnh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
NCS Đoàn Vĩnh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA TRÂU LAI F1 ĐƯỢC TẠO RA GIỮA TRÂU CÁI BẢN ĐỊA VÀ TRÂU ĐỰC MURRAH BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIEO TINH NHÂN TẠO
KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA TRÂU LAI F1 ĐƯỢC TẠO RA GIỮA TRÂU CÁI BẢN ĐỊA VÀ TRÂU ĐỰC MURRAH BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIEO TINH NHÂN TẠO
TÓM TẮT
Đoàn Đức Vũ, Phạm Văn Quyến, Hoàng Thị Ngân, Đậu Văn Hải và Nguyễn Thanh Vân
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản của trâu cái địa phương khi được gieo tinh nhân tạo với tinh trâu Murrah và khả năng sinh trưởng của trâu lai F1 trong điều kiện chăn nuôi nông hộ. Thí nghiệm được thực hiện trên 50 trâu cái bản địa đang ở lứa đẻ từ 1 đến 4 có khối lượng trong khoảng 400-500kg. Trâu cái được gây động dục đồng loạt bằng phương pháp đặt vòng CIRD vào tử cung kết hợp sử dụng hooc-môn PGF2α và GnRH. Sau đó trâu cái bản địa được theo dõi động dục để tiến hành gieo tinh nhân tạo với tinh trâu Murrah. Trâu lai F1 sinh ra từ trâu cái bản địa được theo dõi để đánh giá ngoại hình và khả năng sinh trưởng đến 12 tháng tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đáp ứng động dục sau khi xử lý kích dục tố của trâu cái bản địa là 80%. Tỷ lệ đậu thai của trâu bản địa qua l, 2 và 3 lần gieo tinh lần lượt là 32,5; 55,0 và 65,0%. Mức độ đẻ khó cần phải có can thiệp của cán bộ thú y là 15,38%. Kết quả nghiên cứu khi tính bình quân cả trâu đực và cái lai F1 cho thấy lúc 12 tháng tuổi vòng ngực là 163,67cm, dài thân chéo là 112,96cm, cao vai là 105,65cm, chỉ số tròn mình là 1,54 và chỉ số dài thân là 1,07. Khối lượng trung bình trâu lai F1 lần lượt là 128,39; 216,02; 280,71 và 331,70kg tương ứng qua 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi. Tăng khối lượng trung bình từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi đạt khá cao (0,81 kg/con/ngày). Qua kết quả thí nghiệm cho thấy việc xử lý kích dục tố góp phần tăng khả năng động dục của trâu cái và trâu lai F1 có khả năng sinh trưởng tốt ở điều kiện chăn nuôi nông hộ.
HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI BÒ LAI HƯỚNG THỊT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI BÒ LAI HƯỚNG THỊT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Phạm Văn Quyến, Hoàng Thị Ngân, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Văn Tiến, Giang Vi Sal, Bùi Ngọc Hùng, Lê Việt Bảo và Nguyễn Minh Trí
TÓM TẮT
Điều tra được tiến hành tại các nông hộ, trang trại ở 12 xã của 3 huyện Hóc Môn, Bình Chánh và Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 8/2020 đến tháng 9/2020 theo phương pháp thẩm định nông thôn có sự tham gia của người dân PRA (Participatory Rural Apraisal). Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp người chăn nuôi bò tại các nông hộ, trang trại. Thông tin phỏng vấn theo mẫu phiếu điều tra in sẵn. Kết quả cho thấy: đàn bò của TP. Hồ Chí Minh giảm dần về số lượng qua các năm 2017-2019. Bò lai chiếm tỷ lệ 95,46% tổng đàn với 6 nhóm bò: lai Zebu, lai Charolais, lai RA, lai Wagyu, lai DM và lai BBB. Bò lai Zebu chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm bò lai đạt 77,15%. Đối tượng nuôi chủ yếu là bò sinh sản. Khối lượng trung bình của bò cái sinh sản đạt 337,53kg. Bò cái có thời gian động dục lại sau đẻ là 78,59 ngày và số lần phối giống đậu thai là 1,68 lần/thai. Khối lượng bò tơ trung bình đạt 305,08kg. Tuổi động dục lần đầu của bò tơ là 16,97 tháng tuổi, tuổi phối giống lần đầu của bò tơ là 18,20 tháng tuổi và số lần phối giống đậu thai là 1,20 lần/thai.
Từ khóa: Tình hình chăn nuôi bò, chỉ tiêu kỹ thuật
NGHIÊN CỨU VỖ BÉO BÒ LAI HƯỚNG THỊT BẰNG KHẨU PHẦN CAO THỨC ĂN TINH
NGHIÊN CỨU VỖ BÉO BÒ LAI HƯỚNG THỊT BẰNG KHẨU PHẦN CAO THỨC ĂN TINH
Đinh Văn Cải, Phạm Văn Quyến và Nguyễn Văn Bôn
STUDY ON FATTENING CROSSBRED BEEF CATTLES
WITH HIGH CONCENTRATIVE RATION
The experiment was carried out at Ruminant Research and Training Center (RRTC – Ben Cat, Binh Duong) from August, 2005 to June, 2006 in order to determine to gain weight, beef productivity, feed using of F1 beef crossbred cattles betwteen Droughtmaster, Brahman, Charolais with Sind crossbred female in fatten rearing condition by high concentrative ration . The result of research showed that: F1 beef crossbred male cattles at 15 – 18 months old were fed on fatten ration in 3 months. Nutritive value of fatten ration were 2,470 to 2,494 Kcal/kg DM in energy and 130,2 to 136,7g/kg DM in crude protein. Gain weight of F1 beef crossbred cattles were 911.10 to 1,148.00 g/day. Feed dry matter using were 6.20 to 8.00 kgDM/kg gain weight. Feed energy using were 15.60 to 19.80 Mcal/kg gain weight.
XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM THU HOẠCH THÍCH HỢP VÀ PHƯƠNG PHÁP Ủ CHUA THÂN CÂY NGÔ LVN – 10 LÀM THỨC ĂN CHO GIA SÚC
XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM THU HOẠCH THÍCH HỢP VÀ PHƯƠNG PHÁP Ủ CHUA THÂN CÂY NGÔ LVN – 10 LÀM THỨC ĂN CHO GIA SÚC
Nguyễn Văn Tiến, Phạm Văn Quyến, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Thị Ngân, Bùi Ngọc Hùng, Giang Vi Sal và Đoàn Đức Vũ
TÓM TẮT
Hai thí nghiệm được tiến hành từ tháng 07 đến tháng 12 năm 2019 tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Gia súc lớn nhằm xác định thời điểm thu hoạch và phương pháp ủ chua phù hợp thân cây ngô LVN -10. Thí nghiệm 1: bố trí thí nghiệm hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức được lặp lại 3 lần: NT1 - thu hoạch cây ngô ở giai đoạn hạt chín sữa: NT2 – thu hoạch cây ngô ở giai đoạn hạt ngô chín sáp: NT3 – thu hoạch cây ngô ở giai đoạn hạt ngô dạng răng ngựa. Thí nghiệm 2: bố trí thí nghiệm hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 phương pháp ủ chua được lặp lại 3 lần với các mức bổ sung phụ gia khác nhau: PP1 - bổ sung 0,5% muối; PP2 - bổ sung 0,5% muối + 3% rỉ mật; PP3 - bổ sung 0,5% muối + 0,2% ure. Kết quả nghiên cứu cho thấy thu hoạch cây ngô LVN - 10 ở giai đoạn hạt ngô chín sáp là tốt nhất cho năng suất đạt 45,1 tấn/ha và giá trị dinh dưỡng VCK, CP, EE lần lượt đạt 10,5; 0,77 và 0,16 tấn/ha. ME đạt 24314.1 kcal. Thân cây ngô LVN -10 ủ bổ sung 0.5% muối và 3% rỉ mật đường cho chất lượng tốt nhất, sản phẩm ủ có màu xanh vàng ngả nâu, mùi vị chua nồng nhẹ có mùi thơm rỉ mật, mềm khô ráo và không nấm mốc.
Từ khóa: Ngô LVN-10, thời điểm thu hoạch, phương pháp ủ chua.
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU KHẢ NĂNG THÍCH NGHI, SINH TRƯỞNG, SINH SẢN CỦA ĐÀN TRÂU ĐẦM LẦY THÁI LAN NHẬP NỘI NUÔI TẠI BÌNH DƯƠNG
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU KHẢ NĂNG THÍCH NGHI, SINH TRƯỞNG, SINH SẢN CỦA ĐÀN TRÂU ĐẦM LẦY THÁI LAN NHẬP NỘI NUÔI TẠI BÌNH DƯƠNG
Nguyễn Thị Thủy, Phạm Văn Quyến, Nguyễn Văn Tiến, Hoàng Thị Ngân, Bùi Ngọc Hùng, Giang Vi Sal và Đoàn Đức Vũ
TÓM TẮT
48 con trâu đầm lầy cái được nhập khẩu từ Thái Lan và nuôi dưỡng tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Gia súc lớn từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020 để đánh giá khả năng thích nghi, sinh trưởng, sinh sản của chúng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trâu có khả năng thích nghi trong điều kiện khí hậu và chăn nuôi tại Bình Dương (các chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu nằm trong ngưỡng cho phép của trâu bình thường khỏe mạnh), không có trường hợp nào chết và loại thải. Khối lượng lúc 24 tháng tuổi đạt 274,4 kg, lúc 36 tháng tuổi đạt 362,7 kg và đạt 434,7 kg lúc 48 tháng tuổi. Khối lượng phối giống lần đầu đạt 334,5 kg lúc 32,3 tháng tuổi. Trâu đẻ lứa đầu lúc 43,5 tháng tuổi với khối lượng 419,5 kg.
Từ khóa: Sinh trưởng, sinh sản, thích nghi, trâu đầm lầy,
DANH SÁCH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐƯỢC TÍNH ĐIỂM NĂM 2020
DANH SÁCH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐƯỢC TÍNH ĐIỂM NĂM 2020
Hội đồng Giáo sư liên ngành Chăn nuôi Thú Y- Thủy sản
ẢNH HƯỞNG CỦA THÀNH PHẦN THỨC ĂN TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN pH VÀ NH3 DỊCH DẠ CỎ VÀ TỶ LỆ PHÂN GIẢI CHẤT HỮU CƠ CỦA THỨC ĂN THÔ THEO PHƯƠNG PHÁP IN SACCO
ẢNH HƯỞNG CỦA THÀNH PHẦN THỨC ĂN TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN pH VÀ NH3 DỊCH DẠ CỎ VÀ TỶ LỆ PHÂN GIẢI CHẤT HỮU CƠ CỦA THỨC ĂN THÔ THEO PHƯƠNG PHÁP IN SACCO
Đinh Văn Cải, Nguyễn Thị Tường Vân và Phùng Thị Lâm Dung
Khả năng tiêu hóa chất hữu cơ của thức ăn thô, thức ăn nhiều xơ trong dạ cỏ của gia súc nhai lại phụ thuộc vào hoạt động của vi sinh vật dạ cỏ và hiêu quả lên men. Môi trường dạ cỏ, mà trong đó pH và NH3 đóng một vai trò quan trọng, bị ảnh hưởng đáng kể bởi bản chất vật lí, hoá học của thức ăn trong khẩu phần (A.R. Moss, 1994). Khi pH và NH3 dịch dạ cỏ thấp thì tỷ lệ tiêu hoá thức ăn và lượng ăn vào của gia súc cũng bị giảm (Leng, 1995).
Khẩu phần bò sữa ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh thiếu cỏ xanh, nhiều thức ăn tinh, thức ăn nhuyễn dễ lên men. Tỷ lệ thức ăn tinh trung bình là 55-60% chất khô khẩu phần cho bò có năng suất dưới 3000kg/chu kì. Có lẽ vì lí do này mà bò sữa có thời gian khai thác ngắn, phải loại thải sớm. Số liệu điều tra cho thấy 52% cái sinh sản ở lứa 1 và 2, trên 5 lứa chỉ chiếm 1% (Nguyễn Văn Tìm, Lê Xuân Cương và cộng tác, 1999). Hiện tượng đau móng què chân (laminitis) phổ biến ở bò sữa thành phố có lẽ có nguyên nhân từ khẩu phần ít cỏ nhiều thức ăn tinh. Đoàn Đức Vũ, 1999 nghiên cứu 4 loại khẩu phần có tỷ lệ tinh/thô khác nhau (25/75 đến 77/23) cho thấy hàm lượng pH và NH3 dịch dạ cỏ bò F1 HF giảm đáng kể ở khẩu phần có tỷ lệ thức ăn cao.
Thực hiện thí nghiệm này chúng tôi nhằm mục đích xác định ảnh hưởng của 16 loại khẩu phần có tỷ lệ tinh/thô và cỏ/rơm khác nhau đến khả năng phân giải chất hữu cơ của 5 lọai thức ăn thô bằng phương pháp in sacco (nylon bag) cũng như giá trị pH và NH3 của 16 khẩu phần thí nghiệm qua các thời điểm. Đây là những nghiên cứu cần thiết làm cơ sở cho việc sử dụng thức ăn và nuôi dưỡng bò sữa hợp lí dựa trên nền thức ăn sẵn có của điạ phương.
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MỘT SỐ GIỐNG DÊ CAO SẢN ĐỂ CẢI TIẾN DI TRUYỀN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG DÊ ĐỊA PHƯƠNG TẠI TỈNH TRÀ VINH
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MỘT SỐ GIỐNG DÊ CAO SẢN ĐỂ CẢI TIẾN DI TRUYỀN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG DÊ ĐỊA PHƯƠNG TẠI TỈNH TRÀ VINH
Đinh Văn Cải và Hoàng Thị Ngân
USING SOME HIGH PRODUCTIVITY GOAT TO IMPROVE
PRODUCTIVITY OF LOCAL GOAT
This study was carried out at Duyen Hai distric, Tra Vinh province which had suitable condition for goat husbandry to improve local productivity of goat.
Pure Bach Thao goat grown and well adapted to Duyen Hai condition. Alive ratio was very high 94.11-100.00% (from birth to 9 month of age). Body weight was 10.9kg (3 month of age), 16.6kg (6 month of age), and 21.5kg (9 month of age). It was higher than body weight of local goat (10.03-15.38%).
Goat male (pure Bach Thao, pure Jumnapari, crossbred between Alpine, Saanen and Bach Thao) and their crossbred would adapt and develope well at Duyen Hai. Body weight of crossbred was 12.5 kg, 18.5kg, and 25.1kg at 3, 6, 9 month of age. It was 23.66-28.45 % higher than body weight of local goat. The body weight of crossbred between Bach Thao, Jumnapari and local goat was higher 28.68-38.78% than local goat. So that Bach Thao and Jumnapari goat should be use to improve productivity of local goat.
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG CÁC CHẾ PHẨM SINH HỌC CÓ NGUỒN GỐC TỪ CÁC LOÀI MEN VI SINH BỔ SUNG VÀO KHẨU PHẦN ĂN CỦA BÒ VẮT SỮA VÀ BÊ SAU CAI SỮA
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG CÁC CHẾ PHẨM SINH HỌC CÓ NGUỒN GỐC TỪ CÁC LOÀI MEN VI SINH BỔ SUNG VÀO KHẨU PHẦN ĂN CỦA BÒ VẮT SỮA VÀ BÊ SAU CAI SỮA
Đinh Văn Cải, Phạm Hồ Hải và Võ Thị Hạnh
ABSTRACT
Supplementation of some biological products made from agrocultural by-products by bacterial fermentation for dairy cattle and weaning calves
The experiment was conducted to utilize different products rich in enzyme, protein and vitamin manufactured from some agricultural by-products as cassava waste, molasses and rice bran by fermentation. These products were called BIO-C (for weaning calves) and BIO-D (for dairy cattle). Supplementation of 50 g of BIO-C to calves gave higher ADG of 48-89 g/head/day in comparison with un-supplemented ones. Supplementation of 100 g/head/day for dairy cows increased milk production by 0,6 kg/head/day. BIO-C and BIO-D with low price saved farmer’s expenditure and increased economic efficiency.
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CỦA THỨC ĂN CHO TRÂU BÒ THEO PHƯƠNG PHÁP ENZYME TIÊU HÓA CELLULASE
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CỦA THỨC ĂN CHO TRÂU BÒ THEO PHƯƠNG PHÁP ENZYME TIÊU HÓA CELLULASE
Đinh Văn Cải
ABSTRACT
One experiment was carried out to determination of metabolisable energy (ME) value of 24 feed samples for cattle by using tow different methods, the digestion of organic matter by cellulose enzyme (CDOM ) and conventional chemical analysis. The ratio of organic matter digestibility was 57.5 – 70%, 39% and 70% for green forage, rice straw and concentrate, respectively. The ME was 8,3MJ/kg, 4.7 – 4.9 MJ/kg and 12-13MJ/kg for green forage, rice straw and concentrate, respectively.The ME value of feedstuffs was different between methods. The ME value of rice straw obtained from CDOM method was 30% lower than that obtained from conventional method but the ME value of concentrate obtained from CDOM methods was 13% higher as compared to conventional method.
XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TIÊU HOÁ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG VÀ GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CÓ HIỆU CHỈNH NITƠ CỦA BỘT CÁ TRA LÀM THỨC ĂN CHO GÀ THỊT LÔNG MÀU
XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TIÊU HOÁ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG VÀ GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CÓ HIỆU CHỈNH NITƠ CỦA BỘT CÁ TRA LÀM THỨC ĂN CHO GÀ THỊT LÔNG MÀU
Phan Văn Sỹ
ABSTRACT
A trial was conducted on 75 Luong Phuong cecetomized cockerels with an average weight of 675 g/birds to investigate the digestibility of dry matter, fat, nitrogen retention, amino acid profile and nitrogen corrected apparent metabolizable energy (AMEn) of Tra fish meal and fish meal. The birds were randomly assigned into the metabolic cages for 3 diets with 5 replicates per each. The diest used in the experiment included: (1)basal diet; (2) Tra fish meal: 80% diet basis + 20% of Trafish meal, and (3) Fishmeal: 80% diet basis + 20% of fish meal . The trial was lasted in 7 days, excreta were collected for3days after a 4 day adaptation period. The results showed that the digestibility meal in dry matter, crude protein, crude fat of Trafish were 78.06; 79.87; 69.40%, respectively, andthe digestibility of amino acid Lysine, Methionine, Cytine, Threonine and Trytophan were 85.01; 85.16; 69.22; 80.25 and 77.55%, respectively.The AME values and AMEn for 1 kg of the Trafish meal(91.45% DM) were 2,887 and 2,715 kcal, respectively.
Key words:Digestiblility, poultry, Trafish meal, amino acid and, metabolizable energy
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM BLCS ĐẾN NĂNG XUẤT VÀ CHẤT LƯỢNGTRỨNG Ở GÀ ĐẺ LƯƠNG PHƯỢNG
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM BLCS ĐẾN NĂNG XUẤT VÀ CHẤT LƯỢNGTRỨNG Ở GÀ ĐẺ LƯƠNG PHƯỢNG
Phạm Công Hải, Nguyễn Thị Phương và Phan Văn Sỹ
TÓM TẮT
Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Bio Livestock Clean System(BLSC) đến năng xuất và chất lượng trứng ở gà đẻ được bố trí làm 4 nghiệm thức(NT). NT1(đối chứng) không sử dụng chế phẩm, NT2 sử dụng chế phẩm trộn vào thức ăn, NT3 sử dụng chế phẩm trộn vào chất độn chuồng và NT4 sử dụng chế phẩm trộn vào thức ăn và chất độn chuồng. Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của chế phẩm BLCS khi bổ sung vào thức ăn, chất độn chuồng đến năng xuất và chất lượng trứng của gà đẻ đánh giá ở giai đoạn từ tuần 31 đến tuần 38 (tỷ lệ đẻ trứng, tỷ lệ chết, sản xuất trứng, tỷ lệ phôi trứng và lợi ích kinh tế). Kết quả cho thấy việc bổ sung BLCS không ảnh hưởng đến lượng thức ăn của gà đẻ nhưng ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ trứng và sản xuất trứng. Tỷ lệ đẻ trứng cao nhất trong tuần 31 là 72,61% ở NT4 . Tỷ lệ tử vong giảm ở nghiệm thức sử dụng chế phẩm là 0,3%; 0,45%; 0,59% so với nghiệm thức đối chứng là 1,97% trong khi tỷ lệ phôi trứng tăng từ 3-6%. Lợi ích kinh tế được cải thiện khoảng 5% khi sử dụng chế phẩm BLCS.
Từ khóa: chế phẩm Bio Livestock Clean System(BLSC),gà đẻ Lương Phượng
GIẢI PHÁP ĐỂ SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN THỨC ĂN PHỤC VỤ CHĂN NUÔI BÒ THỊT CHẤT LƯỢNG CAO
GIẢI PHÁP ĐỂ SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN THỨC ĂN PHỤC VỤ CHĂN NUÔI BÒ THỊT CHẤT LƯỢNG CAO
Phí Như Liễu và Nguyễn Thị Thủy
Cỏ là một loại thức ăn không thể thiếu trong nghành chăn nuôi gia súc nhai lại. Trong những năm qua cùng với sự gia tăng về số lượng đàn gia súc, thì diện tích đồng cỏ cũng tăng dần lên. Tuy nhiên, tốc độ phát triển nguồn thức ăn xanh chưa tương xứng với tốc độ phát triển của đàn gia súc. Tổng sản lượng cỏ trồng, cây thức ăn chăn nuôi chỉ mới đáp ứng được khoảng 7-10% nhu cầu thức ăn thô xanh cho đàn gia súc, chưa kể tới nhu cầu thức ăn thô xanh của các loại vật nuôi ăn cỏ khác. Do đó, giải pháp chủ lực để đảm bảo tốc độ phát triển của ngành là đảm bảo số lượng và chất lượng của thức ăn chăn nuôi, trong đó thức ăn thô xanh là chủ lực. Ngoài ra, với những nông dân có đất và có điều kiện để phát triển mô hình trồng cỏ và chăn nuôi bò thì đây chính là hiệu quả “kép” mà mô hình đem lại từ cả hai mảng trồng trọt và chăn nuôi
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MỘT SỐ GIỐNG DÊ CAO SẢN ĐỂ CẢI TIẾN DI TRUYỀN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG DÊ ĐỊA PHƯƠNG TẠI TỈNH TRÀ VINH
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MỘT SỐ GIỐNG DÊ CAO SẢN ĐỂ CẢI TIẾN DI TRUYỀN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG DÊ ĐỊA PHƯƠNG TẠI TỈNH TRÀ VINH
Đinh Văn Cải và Hoàng Thị Ngân
ABSTRACT
This study was carried out at Duyen Hai distric, Tra Vinh province which had suitable condition for goat husbandry to improve local productivity of goat. Pure Bach Thao goat grown and well adapted to Duyen Hai condition. Alive ratio was very high 94.11-100.00% (from birth to 9 month of age). Body weight was 10.9kg (3 month of age), 16.6kg (6 month of age), and 21.5kg (9 month of age). It was higher than body weight of local goat (10.03-15.38%). Goat male (pure Bach Thao, pure Jumnapari, crossbred between Alpine, Saanen and Bach Thao) and their crossbred would adapt and develope well at Duyen Hai. Body weight of crossbred was 12.5 kg, 18.5kg, and 25.1kg at 3, 6, 9 month of age. It was 23.66-28.45 % higher than body weight of local goat. The body weight of crossbred between Bach Thao, Jumnapari and local goat was higher 28.68-38.78% than local goat. So that Bach Thao and Jumnapari goat should be use to improve productivity of local goat.
Effect of oxidized β- carotene-oxygen copolymer compounds on health and performance of pre-and post- weaned pigs
Effect of oxidized β- carotene-oxygen copolymer compounds on health and performance of pre-and post- weaned pigs
Lã Văn Kính, William W. Riley, James G. Nickerson, Đoàn Vĩnh, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Thanh Vân, Lã Thị Thanh Huyền và Grham W. Burton.
Abstract
The discovery of naturally occurring, biologically active β-carotene-oxygen copolymer compounds in spontaneously oxidized β-carotene has stimulated interest in their potential health benefits. The copolymers, formed in Nature or synthetically by the air-oxidation of β carotene, possess beneficial immune modulating activities that previously had been attributed to β-carotene itself. Support for these benefits is provided by previous studies showing that supplementation in feed with low parts-per-million levels of copolymer-rich, fully oxidized β-carotene (OxBC) helped reduce the negative impact of subclinical necrotic enteritis in broilers and improved growth in weaned piglets. These findings support the concept that β-carotene-oxygen copolymers help optimize immune function, and provide validation for the effectiveness of this strategy in enhancing animal performance in the absence of in-feed antibiotic.
Kết quả nghiên cứu cây thức ăn và đồng cỏ tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Gia Súc Lớn
Kết quả nghiên cứu cây thức ăn và đồng cỏ tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Gia Súc Lớn
Đinh Văn Cải và Nguyễn Thị Thủy
Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi Gia súc lớn ngày nay, tiền thân là Trung tâm Nghiên cứu trâu và đồng cỏ Sông Bé. Trung tâm được xây dựng năm 1977, trên một vùng đất hoang, rừng thứ sinh xen lẫn những vạt lồ ô và le rậm rạp, nằm cách thị xã Bến Cát khoảng 10km hướng Quốc lộ 13 đi Bình Phước. Địa hình rộng lớn liền khoảnh, dốc vừa và tương đối bằng phẳng nên khả năng thoát nước nhanh. Bài viết này trình bày tóm tắt một số kết quả nghiên cứu chính về cây cỏ và đồng cỏ của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Chăn nuôi Gia súc lớn, Bình Dương từ năm 1990 đến nay.
Ảnh hưởng của mức thức ăn tinh (hỗn hợp) trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng và tỷ lệ tiêu hóa của bò lai Brahman x Lai Sind
Ảnh hưởng của mức thức ăn tinh (hỗn hợp) trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng và tỷ lệ tiêu hóa của bò lai Brahman x Lai Sind
Nguyễn Văn Tiến, Chế Minh Tùng, Phí Như Liễu, Hoàng Thị Ngân và Đỗ Văn Quang
ABSTRACT
The objective of this study was to evaluate the effects of different concentrate levels on performance of growing crossbred Brahman x Laisind cattle fed with basal diet of rice straw and Guinea grass. Twenty male calves of Brahman x Laisind crossbred, 16.7 months of age and 209.2 kg of live weight (LW), were used. The animals were randomly allocated to each of five treatment diets: a basal diet of rice straw fed ad libitum and Guinea grass fed at 1.2% of LW (T1), or this basal diet supplemented with concentrate at 0.6 (T2), 1.2 (T3), 1.8 (T4) or 2.4% of LW. The result showed that: LW gain increased from 560 g/head/day to 990 g/head/day when concentrate was increased from 0.57% to 1.47% of LW. With increasing amount of concentrate in the diet, the digestibilities of organic matter intake increased from 61,3% to 68,1%.
Key words: crossbred cattle, supplementation, growth rate, digestibility
Chọn lọc nâng cao năng suất giống gà Tre qua bốn thế hệ
Chọn lọc nâng cao năng suất giống gà Tre qua bốn thế hệ
Bùi Thị Phượng, Đồng Sỹ Hùng và Nguyễn Thị Hiệp
TÓM TẮT
Gà Tre là một trong những giống bản địa của Việt Nam, nổi tiếng bởi sức đề kháng cao và chất lượng thịt, trứng rất thơm ngon nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Để khai thác tối đa tiềm năng giống, đề tài “Chọn lọc nâng cao năng suất giống gà Tre” được thực hiện. Sau 4 thế hệ (TH) chọn lọc đã thu được: độ đồng đều về khối lượng (KL) 8 tuần tuổi của quần thể tăng từ 75% (TH xuất phát-XP) lên 86% (TH3). Khối lượng lúc 8 tuần tuổi được cải thiện: TH3 là 425,8 g/con trống, tăng 130,5g so với THXP và 390,5 g/con mái, tăng 145,3g so với THXP. Đến 15 tuần tuổi, KL gà trống đạt 1.185,6g (THXP là 995,7g) và gà mái đạt 812,1g (THXP là 580,3g). Tuổi đẻ quả trứng đầu và KL trứng khá ổn định qua các TH. Năng suất trứng đến 38 tuần tuổi đã được cải thiện (45,7 quả/mái ở
TH3). Tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ nở/trứng ấp dao động 85,4-88,9 và 75,2-77,8%.
Từ khóa: Giống gà Tre, chọn lọc, gà bản địa, khối lượng cơ thể, năng suất trứng.
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHCN CHĂN NUÔI SỐ 110 THÁNG 4/2020
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHCN CHĂN NUÔI SỐ 110 THÁNG 4/2020
Tổng số lượng bài đăng: 7 bài, trong đó:
-Tổng quan: 1 bài
- Di truyền-giống: 1 bài
- Dinh dưỡng và thức ăn: 2
- CNSH và các vấn đề khác: 3
SITUATION AND NEW TECHNIQUES ABOUT BEEF CATTLE FEEDING IN VIETNAM
SITUATION AND NEW TECHNIQUES ABOUT BEEF CATTLE FEEDING IN VIETNAM
Pham Van Quyen
ABSTRACT
In using fermented total mixed ration (FTMR) in beef cattle production, some study research results concluded that beef cattle use FTMR with available feed ingredients, crop residues for weight gain comparable to traditional ration based on green grass and concentrate. Some available crop residues such as maize stem, sugarcane top, rice bran, corn meal, cassava chip, molasses and groundnut cake can be used to produce FTMR for beef cattle.
Key words: Beef cattle, feeding, hybrids, pure, nutrion, FTMR
Kết quả nghiên cứu về thức ăn và dinh dưỡng cho trâu, bò tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Gia Súc Lớn
Kết quả nghiên cứu về thức ăn và dinh dưỡng cho trâu, bò tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Gia Súc Lớn
Đinh Văn Cải và Hoàng Thị Ngân
Kết quả nghiên cứu về dê, cừu, bò sữa tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Gia Súc Lớn
Kết quả nghiên cứu về dê, cừu, bò sữa tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Gia Súc Lớn
Phí Như Liễu, Hoàng Thị Ngân và Đinh Văn Cải
Kết quả lai tạo và nuôi dưỡng bê lai hướng thịt tại An Giang
Kết quả lai tạo và nuôi dưỡng bê lai hướng thịt tại An Giang
Phí Như Liễu, Nguyễn Văn Tiến và Hoàng Thị Ngân
TÓM TẮT
Bò cái lai Zebu ở An Giang được gây động dục đồng loạt và gieo tinh nhân tạo nhằm tạo con lai Brahman, Droughtmaster và Red Angus. Tỷ lệ phối giống đậu thai đạt được từ 54,54-75,00% tùy thuộc công thức áp dụng. Bê lai Brahman, lai Red Angus và lai Droughtmaster đạt khối lượng lúc 12 tháng tuổi tương ứng 216,8 kg, 218,5 kg và 228,8 kg. Tỷ lệ nuôi sống của bê lai giai đoạn 0-12 tháng tuổi đạt 98,33%.
Từ khóa: gây động dục đồng loạt, bê lai Brahman, lai Red Angus, lai Droughtmaster
Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và mức phân chuồng đến năng suất, chất lượng cỏ Panicum maximum CV. Hamil
Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và mức phân chuồng đến năng suất, chất lượng cỏ Panicum maximum CV. Hamil
Nguyễn Thị Thủy, Phí Như Liễu và Nguyễn Văn Tiến
ABSTRACT
Effect of spacing and levels fertilizer on yield and quality of Panicum maximum cv. Hamil
Two experiments were conducted at the Ruminant research and Development Center, Binh Duong, from 2017 to 2018 to study effect of 3 different planting densities (experiment 1: 50, 60 and 70 cm) and 3 levels of fertilizer (experiment 2: 30, 40 and 50 ton/ha) on yield and quality of Hamil grass, which should be used a guidelines for Hamil grass growing procedure. Results showed that, the best planting space was 60 cm (28.1 ton/ha), VCK (dry matter) yield 6.0 ton/ha, protein yield 0.67 ton/ha. Hamil grass in the trial gave the highest efficiency with application of 50 ton/ha. The fertilizer application could also improve nutritional quality of Hamil grass, especially it could enhance the content of crude protein. It was therefore recommended to plant Hamil grass with a density of 60cm and levels of fertilizer application of 50 ton/ha.
Key words: Fertilizer, Planting density, Panicum maximum cv. Hamil.
Ảnh hưởng của khẩu phần HHHC được lên men từ thân cây bắp sau thu hoạch đến lượng thức ăn thu nhận, năng suất, chất lượng sữa và chi phí thức ăn của bò lai HF
Ảnh hưởng của khẩu phần HHHC được lên men từ thân cây bắp sau thu hoạch đến lượng thức ăn thu nhận, năng suất, chất lượng sữa và chi phí thức ăn của bò lai HF
Nguyễn Thị Thủy, Đoàn Đức Vũ và Ngô Hồng Phượng
ABSTRACT
The experiment was designed in incidental conjugation method for 20 cross-bred cows HF (Holstein Friesian) with the target of comparing the effects between fermented total mixed ration (FTMR) food rationand the traditional feeding method on milk production. Maize stem, rice bran, cornmeal, groundnut oil cake, sugarcane molasses, beverage residue, cassava residue and concentrate have been used in the experiment. Milk production has been monitored individually every day. Milk quality (dry matter, fat, protein and lactose) has been analyzed with 1 sample/cow by Funke Gerber Lactostar 3510-123303 machine. The results have been shown. The costfor feed (each kg of milk) force sapplied with FTMR and the traditional feeding method considerably reduced (4734 VND in FTMR and 5381 VND in the traditional method). Indicators on feed quantities, milk capacity and quality show no difference between experimented samples and counter samples. Conclude, FTMR can be popularly applied in reality of cow feeding to help peasants to make use of agricultural raw materials in the region and food can be preserved in long time. This method also actively assists us to prepare food source for cows in dry season without any breeding efficiency.
Key words: Dairy, FTMR, economic benefits, milk yield.
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHCN CHĂN NUÔI SỐ 109 THÁNG 3/2020
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHCN CHĂN NUÔI SỐ 109 THÁNG 3/2020
Tổng số các bài đã đăng: 9 bài trong đó
- Di truyền - giống: 2
- Dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi: 2
- CNSH và các vấn đề khác: 5
THAM SỐ DI TRUYỀN VÀ KHUYNH HƯỚNG DI TRUYỀN TÍNH TRẠNG KHỐI LƯỢNG CƠ THỂ DÒNG VỊT V22
THAM SỐ DI TRUYỀN VÀ KHUYNH HƯỚNG DI TRUYỀN TÍNH TRẠNG KHỐI LƯỢNG CƠ THỂ DÒNG VỊT V22
Lê Thanh Hải, Dương Xuân Tuyển và Hồ Văn Thế
Tương quan giữa ba tính trạng khối lượng cơ thể, dài thân và vòng ngực 7 tuần tuổi đều là tương quan thuận. Tương quan di truyền giữa khối lượng cơ thể và độ dài thân là 0.59; giữa khối lượng cơ thể và vòng ngực là 0.79 và giữa dài thân và vòng ngực là 0.71. Khuynh hướng di truyền cho thấy kết quả chọn lọc bình ổn qua 4 thế hệ, chọn lọc tăng 5,84g/ thế hệ
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHCN CHĂN NUÔI SỐ 108 THÁNG 2/2020
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHCN CHĂN NUÔI SỐ 108 THÁNG 2/2020
Tổng các bài đã đăng trong số 108 tháng 2 năm 2020:
- Tổng quan: 2
- Dinh dưỡng và thức ăn: 6
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHCN CHĂN NUÔI SỐ 107 THÁNG 1/2020
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHCN CHĂN NUÔI SỐ 107 THÁNG 1/2020
Tổng số lượng đã đăng trong số 107 tháng 2 năm 2020:
- Di truyền giống: 4
- Dinh dưỡng thức ăn: 3
- CNSH và các vấn đề khác: 2
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHKT CHĂN NUÔI SỐ 256 THÁNG 4/2020
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHKT CHĂN NUÔI SỐ 256 THÁNG 4/2020
Trong đó số lượng các bài đã đăng:
- Di truyền giống: 4
- Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi: 10
- Chăn nuôi động vật và các vấn đề khác: 3
- Thông tin khoa học và công nghệ: 1
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHKT CHĂN NUÔI SỐ 255 THÁNG 3/2020
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHKT CHĂN NUÔI SỐ 255 THÁNG 3/2020
Trong đó số lượng bài đã đăng:
- Di truyền giống vật nuôi: 10
- Dinh dưỡng và thức ăn: 4
- Chăn nuôi động vật và các vấn đề khác: 2
- Thông tin khoa học kỹ thuật: 1
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHKT CHĂN NUÔI SỐ 254 THÁNG 2/2020
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHKT CHĂN NUÔI SỐ 254 THÁNG 2/2020
Trong đó số lượng bài đã đăng:
- Di truyền giống: 4
- Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi: 3
- Chăn nuôi động vật và các vấn đề khác: 8
- Thông tin khoa học và công nghệ: 2
EFFICACY OF CANOLA MEAL IN DIETS FOR GROWER AND FINISHER PIGS REARED IN VIETNAM
EFFICACY OF CANOLA MEAL IN DIETS FOR GROWER AND FINISHER PIGS REARED IN VIETNAM
La Van Kinh, Phan Van Sy, La Thi Thanh Huyen and William W Riley
ABSTRACT
The effect of replacing soybean meal with canola meal (CM), sourced from Canada, in the diets of grower and finisher phase pigs on final weights and average daily gain was assessed. The canola meal was deemed low in glucosinolate levels and was fed in the diet replacing soybean meal (SBM) and maize at levels of 0%, 10%, 20% and 30% of the total diet to pigs in the grower phase beginning at 20 kg and ending at 60 kg. Pigs in the finisher phase, weighing 60-100 kg, were fed levels of canola meal at 0%, 10%, 17.5% and 25% of the total diet, again displacing soybean meal and maize. In total, 360 pigs were assigned to the 4 treatments with 6 replicates and 15 pigs per replicate. Diets were formulated to contain 3,200 Kcal/kg of metabolizable energy (ME/kg) and 0.9% and 0.7% total lysine for the grower and finisher diets, respectively. From the initial stage to 60 days, there were no significant differences among the diets that included either 10% or 20% CM or SBM (p>0.05). However, consumption of the 30% CM diet resulted in a significant reduction in the body weight of those animals relative to the SBM control group (p <0.05). No differences in the feed conversion ratio (FCR) were apparent among the diets for the combined growth cycle (20-100 kg) using SBM, 10% or 20% CM (p>0.05), but the highest inclusion level of CM (30%) resulted in a significantly poorer FCR than the other three treatment groups. This led to the conclusion that CM in diets for growing-finishing pigs should not exceed 20%.
ẢNH HƯỞNG CỦA SỐ LỨA CẮT VÀ PHƯƠNG PHÁP THU HẠT ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG HẠT CỎ PANICUM MAXIMUM CV. HAMIL TRỒNG TẠI BÌNH DƯƠNG
ẢNH HƯỞNG CỦA SỐ LỨA CẮT VÀ PHƯƠNG PHÁP THU HẠT ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG HẠT CỎ PANICUM MAXIMUM CV. HAMIL TRỒNG TẠI BÌNH DƯƠNG
Nguyễn Thị Thủy, Phí Như Liễu, Nguyễn Văn Tiến
TÓM TẮT
Tổng số 2 thí nghiệm được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Gia súc lớn Bình Dương từ 2015 đến 2017, nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của số lứa cắt chất xanh (thí nghiệm 1: không cắt, thu cắt 1 lứa, thu cắt 2 lứa) và các phương pháp thu hoạch hạt (thí nghiệm 2: rung bông hàng ngày, bọc bao lưới, thu cắt cả bông sau buộc 10, 15 và 20 ngày sau khi trổ bông 50%) đến năng suất và chất lượng hạt cỏ Panicum maximum cv. Hamil. Kết quả cho thấy thu cắt 1 lứa chất xanh cho năng suất hạt khô 321 kg/ha, tỷ lệ nảy mầm đạt 81,7%, trọng lượng 1000 hạt đạt 1036mg. Phương pháp thu hạt bằng bao lưới cho năng xuất, chất lượng hạt và hiệu quả kinh tế cao nhất (năng suất hạt đạt 316kg, tỷ lệ nảy mầm 84,7% và lợi nhuận đạt 130 triệu đ/ha). Như vậy, sản xuất hạt cỏ Panicum maximum cv. Hamil thu cắt1 lần chất xanh và thu hạt bằng phương pháp bao lưới là tốt nhất trong điều kiện thời tiết khí hậu tại Bình Dương.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÂN THUẦN VÀ LAI TẠO BÒ THỊT TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIA SÚC LỚN
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÂN THUẦN VÀ LAI TẠO BÒ THỊT TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIA SÚC LỚN
Phạm Văn Quyến, Phí Như Liễu và Đinh Văn Cải
Nghiên cứu về bò thịt, bò sữa, dê thịt, dê sữa tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi gia súc lớn được khởi đầu từ Quyết định 204 NN-TCCB/QĐ Ngày 8/4/1994 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khi giao thêm nhiệm vụ nghiên cứu này cho Trung tâm bên cạnh nghiên cứu về trâu và đồng cỏ trước đây. Từ đây việc đầu tư về cơ sở vật chất, nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, con giống bò thịt tại Trung tâm được bắt đầu. Một số đề tài nghiên cứu về bò thịt và con lai bò thịt đã được triển khai từ đó: Nghiên cứu nhập nội, lai tạo các giống bò sữa, bò thịt trong điều kiện nhiệt đới Việt Nam (đề tài nhánh cấp nhà nước 1997-1999); Nghiên cứu phát triển chăn nuôi bò thịt ở các tỉnh phía Nam bằng hệ thống lai luân hồi 3 - 4 máu (đề tài cấp Bộ 2000-2001); Nghiên cứu chọn lọc và lai tạo nhằm nâng cao khả năng sản xuất bò thịt ở Việt Nam (đề tài cấp Bộ 2002-2005) do Trung tâm chủ trì. Trong đề tài này, năm 2003, 30 con bò tơ thuần giống Droughtmaster đã được nhập từ Úc làm nguyên liệu cho nghiên cứu nhân thuần và lai tạo con lai. Nghiên cứu nhân thuần và lai tạo giống bò hướng thịt chất lượng cao ở Việt Nam (đề tài nhánh cấp Bộ 2006-2010). Sau này, trong một dự án nâng cấp Trung tâm 2006-2009, Trung tâm nhập thêm 80 con bò cái tơ Brahman thuần, 4 bò đực giống Brahman đỏ và 2 bò đực giống Droughtmaster (2009). Đến năm 2016, trong một chương trình giống, Trung tâm nhập thêm 30 con bò cái tơ giống Red Angus từ Úc. Đây là cơ sở vật chất quan trọng cho các nghiên cứu về nhân thuần và lai tạo giống bò thịt tại Trung tâm. Sau đây là những kết quả nghiên cứu nổi bật đã rút ra từ những nghiên cứu về bò thịt của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi Gia súc lớn từ 1997 đến nay.
Bước đầu nghiên cứu về đa hình Nucleotide trên vùng D-loop ty thể dê bản địa tại Ninh Thuận
Bước đầu nghiên cứu về đa hình Nucleotide trên vùng D-loop ty thể dê bản địa tại Ninh Thuận
Nguyễn Ngọc Tấn, Trầm Minh Thành, Phạm Thị Thu và Hoàng Tuấn Thành
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt lợn của ba công thức lai: DurocxLandrace, (Durocx Pietrein)xLandrace và (DurocxLandrace)xLandrace tại trung tâm giống vật nuôi Gia Lai
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt lợn của ba công thức lai: DurocxLandrace, (Durocx Pietrein)xLandrace và (DurocxLandrace)xLandrace tại trung tâm giống vật nuôi Gia Lai
Lê Bá Chung, Phạm Thế Huệ, Đậu Văn Hải, Lê Phan Dũng, Nguyễn Thị Hồng Trinh, Trần Văn Thương, Nguyễn Duy Khánh, Phạm Minh Quân, Phan Đặng Quế Phương và Nguyễn Thị Anh
Chọn lọc nâng cao năng suất giống gà nòi Nam Bộ qua ba thế hệ
Chọn lọc nâng cao năng suất giống gà nòi Nam Bộ qua ba thế hệ
Bùi Thị Phượng, Đồng Sỹ Hùng, Nguyễn Thị Lệ Hằng và Nguyễn Thị Hiệp
Hiện trạng chăn nuôi vịt Hòa Lan tại một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long
Hiện trạng chăn nuôi vịt Hòa Lan tại một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long
Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Hiệp và Hoàng Tuấn Thành
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phương pháp quản lý phân bò đến phát thải khí nhà kính
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phương pháp quản lý phân bò đến phát thải khí nhà kính
Phạm Minh Quân, Đậu Văn Hải, Nguyễn Thị Anh, Nguyễn Thị Hồng Trinh
Đa đạng di truyền một số quần thể Trâu nội Việt Nam
Đa đạng di truyền một số quần thể Trâu nội Việt Nam
Nguyễn Ngọc Tấn, Hoàng Tuấn Thành, Nguyễn Thị Kim Ngân, Phan Hữu Hương Trinh, Nguyễn Lan Anh, Võ Phạm Kha Bích Ngân và Phạm Công Thiếu
Nghiên cứu sử dụng bột Cá Tra thay thế bột cá biển trong khẩu phần thức ăn cho gà thịt
Nghiên cứu sử dụng bột Cá Tra thay thế bột cá biển trong khẩu phần thức ăn cho gà thịt
Phan Văn Sỹ, Phạm Huỳnh Ninh, Nguyễn Thị Kiều Diễm và An Ngọc Ninh
Xác định hàm lượng xơ thô thích hợp trong khẩu phần lợn nái mang thai giống ông bà Landrace và Yorkshire
Xác định hàm lượng xơ thô thích hợp trong khẩu phần lợn nái mang thai giống ông bà Landrace và Yorkshire
Lã Văn Kính, Đoàn Vĩnh, Lã Thị Thanh Huyền, Phan Thị Tường Vi và Đoàn Phương Thúy
Cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi giảm sốc nhiệt cho đàn gà đẻ
Cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi giảm sốc nhiệt cho đàn gà đẻ
Nguyễn Thị Bé Thơ, Nguyễn Đình Tuấn, Dương Xuân Tuyển, Lê Thanh Hải, Phạm Thị Như Tuyết
Nguyễn Đức Thỏa và Nguyễn Văn Hiệu
Aporphine alkaloids, clerodane diterpenes, and other constituents from Tinospora cordifolia
Aporphine alkaloids, clerodane diterpenes, and other constituents from Tinospora cordifolia
Phan Van Kiem, Chau Van Minh, Nguyen Tien Dat, Lã Văn Kính, Dan Thuy Hang
Nguyen Hoai Nam, Nguyen Xuan Cuong, Hoang Thanh Huong, Trinh Van Lau
Bổ sung axit guanidinoacetic trong khẩu phần heo: ảnh hưởng đến năng suất, đặc tính thân thịt và chất lượng thịt
Bổ sung axit guanidinoacetic trong khẩu phần heo: ảnh hưởng đến năng suất, đặc tính thân thịt và chất lượng thịt
Jayaraman B, La KV, La H, Doan V, Carpena EM, Rademacher M, Channarayapatna G
Khảo sát ảnh hưởng của hỗn hợp bổ sung vỏ măng cụt và tỏi đến khả năng lên men dịch dạ cỏ bằng phương pháp Sinh Khí In Vitro
Khảo sát ảnh hưởng của hỗn hợp bổ sung vỏ măng cụt và tỏi đến khả năng lên men dịch dạ cỏ bằng phương pháp Sinh Khí In Vitro
Nguyễn Thi Hồng Trinh và Metha Wanapat
Nghiên cứu xác định tỷ lệ tiêu hó a protein và axít amin hồi tràng biểu kiến trên lợn của một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam
Nghiên cứu xác định tỷ lệ tiêu hó a protein và axít amin hồi tràng biểu kiến trên lợn của một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam
Nguyễn Văn Phú , Lã Văn Kính và Đoàn Vĩnh
ẢNH HƯỞNG CỦA TỈ LỆ THỨC ĂN THÔ : TINH TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN KHẢ NĂNG ĂN VÀO, TỶ LỆ TIÊU HÓA, TĂNG KHỐI LƯỢNG VÀ LƯỢNG KHÍ MÊ-TAN THẢI RA TRÊN BÒ LAI BRAHMAN
ẢNH HƯỞNG CỦA TỈ LỆ THỨC ĂN THÔ : TINH TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN KHẢ NĂNG ĂN VÀO, TỶ LỆ TIÊU HÓA, TĂNG KHỐI LƯỢNG VÀ LƯỢNG KHÍ MÊ-TAN THẢI RA TRÊN BÒ LAI BRAHMAN
Đậu Văn Hải và Nguyễn Thanh Vân
Lai tạo thành công nguồn gen lợn cỏ Bình Thuận và Nhật Bản
Lai tạo thành công nguồn gen lợn cỏ Bình Thuận và Nhật Bản
Phân viện Chăn nuôi Nam bộ mới lai tạo thành công nguồn gen lợn cỏ Bình Thuận và Nhật Bản, phù hợp với định hướng sản phẩm đặc sản cho khu vực chăn nuôi trang trại và nông hộ.
Hội thảo \'\'Khuyến nông giới thiệu tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong lĩnh vực Chăn nuôi - Thú y\'\'
Hội thảo \'\'Khuyến nông giới thiệu tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong lĩnh vực Chăn nuôi - Thú y\'\'
Ngày 11/8, tại TP Nha Trang (Khánh Hòa), Phân Viện Chăn nuôi Nam Bộ được Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao chủ trì tổ chức Hội thảo "Khuyến nông giới thiệu tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong lĩnh vực Chăn nuôi - Thú y". Tham dự hội thảo có sự góp mặt của TS. Nguyễn Hữu Ninh - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, TS. Lê Minh Lịnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, TS. Phạm Công Thiếu - Viện trưởng Viện Chăn nuôi, cùng với lãnh đạo Sở, ban ngành các tỉnh, một số Viện, trường đại học, các danh nghiệp khu vực phía Nam.

Hội thảo\"Khuyến nông giới thiệu tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong lĩnh vực Chăn nuôi - Thú y\'\'
Hội thảo\"Khuyến nông giới thiệu tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong lĩnh vực Chăn nuôi - Thú y\'\'
Tại hội thảo, các đại biểu được cung cấp tài liệu giới thiệu 41 sản phẩm kỹ thuật, công nghệ mới trong chăn nuôi, thú y.

Chương trình học bổng ADB-Nhật Bản (JSP)
Chương trình học bổng ADB-Nhật Bản (JSP)
Chương trình học bổng nhằm mục đích phát triển các nhà lãnh đạo tương lai, những người có thể đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước họ và toàn khu vực. Chương trình học bổng ADB-Nhật Bản (JSP) cung cấp khoảng 135 học bổng sau đại học mỗi năm. Có nhiều lựa chọn và các khóa học cho sinh viên lựa chọn như Khoa học và Công nghệ, Kinh tế, Kinh doanh và Quản lý, Nghiên cứu phát triển, Luật và Chính sách Công
Học bổng cho Sinh viên Quốc tế tại Đại học Bologna
Học bổng cho Sinh viên Quốc tế tại Đại học Bologna
Học bổng Đại học Bologna 2023-24 tại Ý hiện đang nhận đơn từ sinh viên quốc tế. Đại học Bologna rất khuyến khích các sinh viên muốn theo học Đại học hoặc Thạc sĩ tại Ý. Đây là một trong những cơ hội học bổng tốt nhất dành cho sinh viên quốc tế nhận được học bổng toàn phần tại Ý.
Dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sinh sản năng suất, chất lượng cao tăng cường các biện pháp an toàn sinh học tại các tỉnh phía Nam”
Dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sinh sản năng suất, chất lượng cao tăng cường các biện pháp an toàn sinh học tại các tỉnh phía Nam”
Thực hiện dự án Khuyến nông Trung ương năm 2022, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi heo Bình Thắng phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai triển khai Dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sinh sản năng suất, chất lượng cao tăng cường các biện pháp an toàn sinh học tại các tỉnh phía Nam” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Kiểm tra tiến độ dự án khuyến nông trung ương năm 2022
Kiểm tra tiến độ dự án khuyến nông trung ương năm 2022
" Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sinh sản năng suất, chất lượng cao tăng cường các biện pháp an toàn sinh học tại các tỉnh phía Nam"

Buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Ngày 4 tháng 3 năm 2023 tại Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ đã diễn ra buổi họp với Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về Tình hình hoạt động CN KHCN của Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ. Đến tham dự buổi họp có Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Phùng Đức Tiến, Vụ KHCN và MT, Cục Chăn nuôi, Ban giám đốc Viện Chăn Nuôi - Phân viện Chăn nuôi Nam bộ và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc PV - VCN
Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai kế hoach nhiệm vụ năm 2023
Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai kế hoach nhiệm vụ năm 2023

Hợp tác Nghiên cứu và ứng dụng Khoa học Công nghệ giữa Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Hồ Chí Minh và Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ
Hợp tác Nghiên cứu và ứng dụng Khoa học Công nghệ giữa Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Hồ Chí Minh và Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ
Ngày 16 tháng 02 năm 2022, Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ đã có buổi làm việc thảo luận về chương trình phát triển Nghiên cứu và ứng dụng Khoa học Công nghệ với đoàn cán bộ Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn TP. HCM
Tham dự buổi thảo luận có TS. Nguyễn Hữu Tỉnh, Phó Viện trưởng Viện Chăn Nuôi - Giám đốc Phân Viện, Ban giám đốc cùng các lãnh đạo các đơn vị thuộc Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ. Phía Sở Nông nghiệp và PTNT TP. HCM gồm có ông Đinh Minh Hiệp – Giám đốc Sở NN và PTNT và các lãnh đạo Văn phòng Sở, Phòng Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Khuyến Nông, Trung tâm Giống cây trồng – vật nuôi và thủy sản, Trung tâm Công nghệ sinh học, Chi cục Chăn nuôi -thú y.
TS. Đoàn Đức Vũ – Phó Giám đốc Phân Viện giới thiệu về cơ cấu tổ chức, những định hướng nghiên cứu mới của Phân Viện. Ông Đinh Minh Hiệp ủng hộ những đề xuất của Phân Viện trong nghiên cứu về chọn tạo giống vật nuôi năng suất cao, chất lượng thịt tốt; chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao và xử lý môi trường. Ông Hiệp cho rằng Phân Viện và các Trung tâm thuộc Sở NN và PTNT TP. HCM nên hợp tác để xây dựng những chương trình, đề án về lĩnh vực con giống, chăn nuôi dài hạn hơn dựa trên lợi thế của hai bên để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng cần được chú trọng trong việc hợp tác giữa Sở NN & PTNT và Phân Viện Chăn nuôi Nam Bộ thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn của các cán bộ kỹ thuật, doanh nghiệp nhỏ và nông dân. Thông qua buổi làm viêc này, phía Phân Viện cũng nắm được những chủ trương và định hướng của TP.HCM về lĩnh vực chăn nuôi để có thể xây dựng những đề tài – dự án phù hợp hơn, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của địa phương.
PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
Trong không khí hân hoan cả nước đón chào năm mới (năm Nhâm Dần 2022). Ngày 8 tháng 02 năm 2022 Phân Viện tổ chức buổi khai xuân đầu năm mới. Đến dự buổi họp có Ban giám đốc Phân Viện, lãnh đạo các trung tâm, các phòng ban thuộc Phân Viện cùng toàn thể hơn 70 cán bộ công nhân viên của Phân Viện. Mở đầu buổi khai xuân TS. Nguyễn Hữu Tỉnh gửi những lời chúc tốt đẹp đến toàn thể cán bộ, công nhân viên toàn Phân Viện. Toàn Phân Viện trong năm 2022 thật đoàn kết nổ lực phấn đấu hơn nữa nhất là các cán bộ trẻ, thanh niên Phân Viện để xứng đáng với niềm tin hy vọng của lãnh đạo như thông điệp thanh niên là "đội quân chủ lực" trong thời đại 4.0. Thanh niên phải chủ động, tích cực học tập và rèn luyện, lao động và sáng tạo; xung phong trong mọi lĩnh vực, luôn đi trước, làm trước để lôi cuốn quần chúng; hăng hái, kiên quyết, không sợ khó, không sợ khổ trong mọi hoàn cảnh. Bên cạnh những lời chúc mừng năm mới là các tiết mục văn nghệ chào mừng xuân Nhâm Dần của các đơn vị trong Phân Viện.

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ NĂM 2021
HỘI NGHỊ TỔNG KẾT PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ NĂM 2021
Ngày 29 tháng 12 năm 2021 Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ tổ chức buổi Hội nghị tổng kết công tác hoạt động năm 2021 và kế hoạch công tác năm 2022. Đến tham dự buổi hợp có Ban giám đốc Phân Viện, lãnh đạo các trung tâm, các phòng ban cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của toàn Phân Viện. Mặc dù trong năm vừa qua gặp rất nhiều khó khăn từ dịch bệnh Covid-19, giá cả thị trường biến động, tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, chuồng trại chăn nuôi xuống cấp nghiêm trọng nhưng Ban giám đốc Phân Viện, lãnh đạo các đơn vị cùng toàn thể cán bộ công nhân viên toàn Phân Viện đoàn kết, nổ lực vượt qua khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng và chính quyền giao. Cụ thể:
- Số nhiệm vụ khoa học tăng 13 nhiệm vụ (48 nhiệm vụ)
- Tổng kinh phí nhiệm vụ khoa học cao hơn năm 2021 là 1,087 tỷ đồng (23.767.000.000 đồng)
- Tiến bộ kỹ thuật về lĩnh vực chăn nuôi: 11
- Số lượng bài báo đã đăng là 39 bài trong đó có 02 bài đăng trên tạp chí Quốc tế
- Trong năm 2021 Phân Viện đạt 01 giải thưởng Hồ Chí Minh (TS. Lê Thanh Hải) và 01 giải thưởng nhà nước (TS. Hoàng Tuấn Thành)
- Thu nhập bình quân đầu người toàn Phân Viện 7,7 triệu/người

Ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong chăn nuôi bò hướng thịt tại các xã khó khăn, dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận
Ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong chăn nuôi bò hướng thịt tại các xã khó khăn, dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận
Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong chăn nuôi bò thịt chất lượng cao ở tỉnh Bến Tre
Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong chăn nuôi bò thịt chất lượng cao ở tỉnh Bến Tre
Tác động tỏi và đồng đến năng suất, chất lượng, lipid huyết tương và cholesterol lòng đỏ
Tác động tỏi và đồng đến năng suất, chất lượng, lipid huyết tương và cholesterol lòng đỏ
Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung tỏi tươi nghiền (0,5%) kết hợp với các mức độ đồng (Cu) lên tỉ lệ đẻ trứng, các tính chất của quả trứng, thành phần lipid của máu và hàm lượng cholesterol lòng đỏ.
Ủ sinh học chất thải gia cầm
Ủ sinh học chất thải gia cầm
TÓM TẮT
Thí nghiệm được tiến hành với mục đích tìm hiểu diễn biến quá trình ủ chất thải chăn nuôi gà và hiệu quả tiêu diệt mầm bệnh, là bước đầu trong mục tiêu xây dựng mô hình xử lý chất thải cho các trại chăn nuôi gia cầm quy mô vừa và nhỏ, sử dụng phân ủ làm phân bón nông nghiệp. Chất thải (lót chuồng) được thu thập từ 2 trại chăn nuôi gà thịt. Chất thải của mỗi trại được phân thành 8 lô thí nghiệm: Lô 1 là phân nguyên liệu, trong suốt quá trình ủ không trộn phân; Lô 2, 4, 6 và 8 được trộn thêm sản phẩm vi sinh EM; Lô 5, 6, 7 và 8 được trộn thêm trấu; Lô 3, 4, 7 và 8 được đảo trộn mỗi tuần. Chất thải nguyên liệu được kiểm tra hàm lượng C và N. Số lượng một số nhóm vi sinh vật và sự hiện điện của Salmonella trong chất thải nguyên liệu và trong mẫu phân của các lô được kiểm tra. Kết quả thí nghiệm cho thấy sau 2-3 ngày ủ, nhiệt độ các đống phân tăng cao >50°C và vẫn duy trì ở trong khoảng 55-65°C cho tới 21 ngày. Nhờ vậy, số lượng các vi khuẩn đường ruột giảm đáng kể. Phân sau khi ủ 21 ngày không phát hiện được vi khuẩn gây bệnh Salmonella trong tất cả các mẫu ủ, nhiều mẫu ủ cũng không tìm thấy E. coli. Việc bổ sung thêm trấu và trộn đống phân ủ mỗi tuần làm tăng quá trình phân huỷ sinh học chất thải, làm giảm và mất mùi hôi của phân nhanh chóng. Việc bổ sung EM vào chất thải không cho thấy hiệu quả đáng kể lên quá trình sinh nhiệt và diệt khuẩn, nếu không kết hợp với bổ sung trấu và trộn đống phân.
Từ khóa: Composting, gia cầm, ủ phân hiếu khí, phân bón hữu cơ.
Các kiểu gen của Circovirus và tác nhân đồng nhiễm gây bệnh đường hô hấp (PRDC) trên heo ở các tỉnh miền Nam Việt Nam
Các kiểu gen của Circovirus và tác nhân đồng nhiễm gây bệnh đường hô hấp (PRDC) trên heo ở các tỉnh miền Nam Việt Nam
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện để điều tra sự đa dạng di truyền của Circovirus type 2 (PCV2) và các mầm bệnh đồng nhiễm ở heo mắc bệnh đường hô hấp ở Việt Nam. Mẫu được thu thập trên 127 ca lâm sàng ở các tỉnh miền nam của Việt Nam từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 1 năm 2020. Tỷ lệ nhiễm PCV2 là 78,8%, và các mầm bệnh chính đồng nhiễm với PCV2 được tìm thấy là vi rút gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở heo (PRRSV), suyễn (MH – Mycoplasma hyopneumoniae) và viêm đa xoang đa màng (HP – Haemophilus parasuis). Bốn mươi ba mẫu trong tổng số 100 mẫu dương tính với PCV2 từ 127 mẫu bệnh phẩm đã được chọn để giải trình tự vùng ORF2. Phân tích kiểu gien của PCV2 dựa trên ORF2 ghi nhận, có năm chủng thuộc về PCV2b (11,6%) và 38 chủng thuộc về PCV2d (88,4%), điều này cho thấy rằng kiểu gien PCV2d nhiễm chủ yếu trên heo bệnh được lấy mẫu ở các tỉnh miền Nam của Việt Nam. Phân tích trình tự a-xít amin của protein capsid PCV2 cho thấy, có sự khác biệt của các vị trí trong vùng nhận biết kháng thể. Nghiên cứu đã chứng minh sự phổ biến của kiểu gien PCV2d và tổng quan về các mầm bệnh đồng nhiễm liên quan đến PCV2 ở heo con mắc bệnh hô hấp ở miền Nam Việt Nam.
Biên dịch từ Tạp chí Archives of Virology, 2021.
Nhóm dịch giả: Phat Xuan Dinh, Minh Nam Nguyen, Hien The Nguyen, Vu Hoang Tran, Quy Dinh Tran, Kim Hoang Dang, Dai Tan Vo, Hien Thanh Le, Nam Thi Thu Nguyen, Toan Tat Nguyen, Duy Tien Do
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ 2021
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ 2021
Nhân dịp chào mừng 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/03/1931-26/03/2021). Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ tổ chức hội nghị Khoa học cho Cán bộ trẻ năm 2021 nhằm tạo điều kiện cho các nhà khoa học trẻ phát huy khả năng nghiên cứu, trao đổi bằng tiếng Anh, đồng thời tạo mối quan hệ giao lưu chia sẻ thông tin giữa các cán bộ trẻ. Hội nghị đã thông qua các báo cáo về lĩnh vực di truyền giống, dinh dưỡng thức ăn chăn và sức khỏe môi trường trong chăn nuôi. Ban tổ chức đã chọn 10 báo cáo trong số các báo để trao giải thưởng cho các cá nhân đạt thành tích xuất sắc. Cụ thể: 1 giải nhất, 1 giải nhì, 2 giải ba và 6 giải khuyến khích.

HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ NĂM 2021
HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ NĂM 2021
Ngày 12 tháng 01 năm 2021 Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ tổ chức hội nghị Đại biểu viên chức, người lao động năm 2021. Hội nghị với sự góp mặt của Ban giám đốc Phân Viện, lãnh đạo các Trung tâm nghiên cứu, các Bộ môn nghiên cứu, phòng Phân tích, 3 Phòng chức năng cùng với cán bộ viên chức và người lao động trực thuộc Phân Viện. Hội nghị đã được nghe trình bày:
- Dự thảo báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2021
- Dự thảo báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2020 và phát động phong trào thi đua năm 2021 của Công đoàn Phân Viện Chăn nuôi Nam Bộ
- Báo cáo kết quả hoạt động của Ban thanh tra nhân dân năm 2020
Ngành thức ăn chăn nuôi: Hội nhập để phát triển
Ngành thức ăn chăn nuôi: Hội nhập để phát triển
Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong 10 năm qua cả về quy mô, số lượng, công suất thiết kế, trình độ công nghệ, sản lượng, giá thành, chất lượng và an toàn sản phẩm. Sự tăng trưởng của ngành không chỉ đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển chăn nuôi trong nước mà còn xuất khẩu đến các thị trường khu vực. Tuy nhiên, bước vào một thời kì mới, ngành thức ăn chăn nuôi cần có những thay đổi về chiều sâu để sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn.
Ảnh hưởng của bột tỏi đến tỷ lệ nuôi sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm thịt
Ảnh hưởng của bột tỏi đến tỷ lệ nuôi sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm thịt
Thí nghiệm được tiến hành trên 420 con lai ngan vịt và 360 gà Lương Phượng từ 1 đến 70 ngày tuổi để đánh giá ảnh hưởng các mức bổ sung bột tỏi trong khẩu phần đến tỷ lệ nuôi sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm thịt. Thí nghiệm được bố trí thành 4 nghiệm thức (NT): NTĐC (không bổ sung bột tỏi); NT1, NT2 và NT3 tương ứng với việc bổ sung 0,2; 0,4 và 0,6% bột tỏi, 30-35 con/lô, lặp lại 3 lần. Kết quả chỉ ra rằng bổ sung bột tỏi trong khẩu phần ăn không ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của gia cầm, tăng khả năng kháng bệnh cầu trùng ở gà và E.coli ở con lai ngan vịt. Các chỉ số sinh lý máu có cải thiện ở khẩu phần bổ sung bột tỏi.
Kẽm: Vai trò dinh dưỡng và dược lý
Kẽm: Vai trò dinh dưỡng và dược lý
Bài viết này cung cấp thông tin cập nhật cho các chuyên gia dinh dưỡng về hiểu biết hiện tại về cả vai trò sinh lý và dược lý của kẽm trong khẩu phần ăn của động vật.
Larry L. Berger, Ph.D. Đại học Illinois.
CÔNG BỐ BỘ GEN CỦA TRÂU
CÔNG BỐ BỘ GEN CỦA TRÂU
Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế do Đại học Adelaide đứng đầu đã công bố bộ gen đầy đủ của trâu – mở ra con đường cải thiện việc nhân giống và bảo tồn động vật quan trọng về kinh tế này. Liên minh các đối tác Úc, Ý, Trung Quốc, Brazin và Mỹ, cùng với nhiều tổ chức đóng góp ở các nước khác, cho biết họ đã tạo ra các công cụ cần thiết để áp dụng hệ thống chăn nuôi phân tử hiện đại cho trâu nước.
HỘI NGHỊ TỔNG KẾT PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ
HỘI NGHỊ TỔNG KẾT PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ
Ngày 22 tháng 12 năm 2020 Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ tổng kết" Công tác năm 2020 và triển khai kế hoạch năm 2021". Mặc dù trong năm qua Phân Viện gặp không ít khó khăn do tình hình dịch bệnh giá cả thị trường biến động mạnh nhưng tập thể Phân Viện đã đoàn kết vượt qua khó khăn hoàn thành 97% kế hoạch. Tuy nhiên Phân Viện cần tập trung các nguồn lực cho nghiên cứu khoa học. Các cán bộ nghiên cứu trẻ cần tích cực nâng cao năng lực nghiên cứu, trình độ ngoại ngữ. Toàn Phân Viện cần tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm; Đẩy mạnh mối liên hệ hợp tác nghiên cứu với các cơ quan, tổ chức quốc tế trong lĩnh vực chăn nuôi. Từ đó đảm bảo được đời sống, thu nhập của cán bộ công nhân viên trong toàn Phân Viện.
HỘI THẢO GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH CHỌN GIỐNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GEN VÀ MỘT SỐ DÒNG LỢN CAO SẢN SS1, SS2 VÀ TS3
HỘI THẢO GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH CHỌN GIỐNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GEN VÀ MỘT SỐ DÒNG LỢN CAO SẢN SS1, SS2 VÀ TS3
Ngày 22 tháng 10 năm 2020 Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ kết hợp cùng cty cổ phần Wagon Việt Nam tổ chức hội thảo " Giới thiệu chương trình chọn giống ứng dụng công nghệ gen và một số dòng lợn cao sản SS1, SS2 và TS3".
Thực trạng các quy định về việc sử dụng Đồng
Thực trạng các quy định về việc sử dụng Đồng
Đồng Sulfat là một giải pháp phổ biến cho các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi dùng để cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn cho cả heo và gia cầm.
HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LĨNH VỰC CHĂN NUÔI GIAI ĐOẠN 2016-2020
HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LĨNH VỰC CHĂN NUÔI GIAI ĐOẠN 2016-2020
Nhằm tổng kết các thành tựu nghiên cứu khoa học cũng như tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các đơn vị trong Viện Chăn nuôi, Phân Viện, các trường Đại học, Trung tâm Khuyến Nông Quốc gia, các đơn vị sự nghiệp của các tỉnh thành phía Nam trong công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ. Phân Viện Chăn nuôi Nam Bộ - Viện Chăn Nuôi tổ chức hội thảo KHCN lĩnh vực Chăn nuôi giai đoạn 2016-2020. Hội thảo thông qua hơn 14 báo cáo trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc gia cầm. Các báo cáo nêu bật các thành tựu đạt được trong nghiên cứu chọn giống, dinh dưỡng thức ăn, ứng dụng khoa học công nghệ trong xử lý môi trường chăn nuôi trong 5 năm qua. Bên cạnh đó, các báo cáo cũng phản ảnh một số tồn tại khó khăn trong công tác nghiên cứu, quản lý khoa học. Hội nghị rất vinh dự được sự quan tâm đóng góp ý kiến từ các lãnh đạo Vụ, Cục...về định hướng phát triển ngành Chăn nuôi trong giai đoạn 2025-2030 tầm nhìn 2040.
HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ
HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ
Nhằm tổng kết các hoạt động nghiên cứu khoa học và nâng cao kỹ năng viết, trình bày báo cáo khoa học của các nghiên cứu viên, Phân Viện Chăn nuôi Nam Bộ tổ chức Hội nghị Khoa học thường niên năm 2020. Hội nghị đã thông qua hơn 30 báo cáo khoa học. Trong đó:
- 15 báo cáo về di truyền giống vật nuôi
- 10 báo cáo về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi
- 7 báo cáo về môi trường sức khỏe vật nuôi, kỹ thuật chăn nuôi
Hội đồng khoa học đánh giá phần lớn các báo cáo có tính khoa học cao, hình thức trình bày đẹp, ấn tượng. Hội đồng chọn khoảng 1/3 trong số các báo các tham dự hội nghị Khoa học công nghệ Viện Chăn nuôi được tổ chức vào tháng 11/2020.
8 sản phẩm công nghệ mới nhất trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm
8 sản phẩm công nghệ mới nhất trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm
Đệm lót sinh học Pellebed
Tập đoàn Sundown Products vừa cho ra đời loại đệm lót sinh học làm từ rơm lấy tên là Pellebed, khẳng định đây là loại có khả năng thấm hút tốt nhất trên thị trường. Đệm lót có độ dày hơn khoảng bốn lần so với phoi bào nên êm hơn đối với gia cầm nhỏ, khi gia cầm lớn lên, đệm lót tự động nở ra để tăng khả năng hấp thụ độ ẩm và trở nên mềm mại hơn. Đệm lót được xử lý bằng kiềm để đảm bảo số lượng vi khuẩn thấp. Sản phẩm đã được Cục Môi trường, Thực phẩm và Các vấn đề Nông thôn (Defra) của Anh chấp thuận. Sản phẩm này đã có mặt trên thị trường kể từ 7 năm 2019 và có thể được đưa vào nhà kho dưới dạng giao hàng số lượng lớn. Liên hệ mua sản phẩm: sundownproducts.co.uk
Đệm lót sinh học Pellebed
2. Hệ thống lò đốt gia cầm số công suất lớn – Addfield A50
Trước nhu cầu tiêu hủy gia cầm khi xuất hiện các dịch bệnh, đặc biệt là dịch cúm gia cầm vừa qua, Công ty Addfield (Anh) gần đây đã đưa ra thị trường hệ thống lò đốt gia cầm chạy bằng điện phục vụ cho các trang trại lớn. A50 là một hệ thống được thiết kế bằng thép kết hợp với 3 lớp gạch chịu lửa chuyên dụng cho phép tiêu hủy xác gia cầm trong thời gian ngắn, an toàn sinh học và thân thiện với môi trường. Với công xuất 100kg / giờ, hệ thống này phù hợp với các trang trại lớn quy mô vài chục ngàn con hoặc trang bị cho một số trang trại quy mô trung bình. Ngoài lò đốt, hệ thống được trang bị kho bảo quản gia cầm chết chờ đốt, hệ thống sử lý tro sau đốt đảm bảo an toàn cho người sử dụng và môi trường. Liên hệ mua sản phẩm: addfield.com.
Lò đốt gia cầm Addfield A50
Với công suất 100kg / giờ, hệ thống này phù hợp với các trang trại lớn quy mô vài chục ngàn con hoặc trang bị cho một số trang trại quy mô trung bình. Ngoài lò đốt, hệ thống được trang bị kho bảo quản gia cầm chết chờ đốt, hệ thống sử lý tro sau đốt đảm bảo an toàn cho người sử dụng và môi trường. Liên hệ mua sản phẩm: addfield.com
3. Robot điều hướng Spoutnic cho gà thịt và gà giống
Các chuyên gia về robot gia cầm của Tibot Technologies (Pháp) vừa cho ra đời 2 loại robot mới được thiết kế dành riêng cho chăn nuôi gà thịt và gà giống. Robot có thể tự động di chuyển tự do trên sàn hoặc di chuyển theo lộ trình do người nuôi cài đặt. Trong quá trình di chuyển, robot sẽ tự động thu gom rác thải, lông rụng và kích thích gia cầm vận động nhằm hạn tăng cường trao đổi chất. Ngoài ra, đối với robot sử dụng cho gà giống robot còn có thêm chức năng cày xới lại hệ thống đệm lót, bổ sung thêm đệm lót mới nhằm tăng độ xốp, hạn chế viêm da bànchân, hôngvàphồngrộpức của gà giống. Các nhà sản xuất đã thử nghiệm hiệu quả hoạt động của 2 loại robot này cho thấy sử dụng 1 robot cho diện tích sàn rộng 1.200 m2 đã hòa vốn đầu tư ban đầu chỉ sau 6 lứa nuôi. Liên hệ mua sản phẩm: tibot.fr
Robot Spoutnic cho gà thịt
Robot Spoutnic cho gà giống
4. Thuốc diệt chuột siêu an toàn – BASF Storm
Thuốc diệt chuột siêu an toàn – BASF Storm
Công ty hóa chất khổng lồ BASF (Đức) vừa cho ra đời loại thuốc diệt chuột siêu an toàn hoàn toàn mới không chứa sáp, trong đó có 25ppm hoạt chất flocumafen. Loại thuốc này được sản xuất dựa trên nguyên lý các loài gặm nhấm không có khả năng kháng flocumafen và bằng cách loại bỏ sáp, loại thuốc này sẽ kích thích chuột ăn ngon miệng hơn. Các thử nghiệm cho thấy chuột rất thích loại thức ăn này và khả năng diệt chuột tại các trang trại rất cao, đồng thời rất an toàn cho đàn gà, người nuôi và môi trường.
Liên hệ mua sản phẩm: pestcontrol.basf.co.uk
5. Hệ thống cân tự động sử dụng cho kho chứa thức ăn – Collinson
Hệ thống cân tự động sử dụng cho kho chứa thức ăn – Collinson
Việc theo dõi lượng thức ăn dự trữ trong kho chứa rất quan trọng đối với các cơ sở chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng, biết chính xác lượng thức ăn hiện có trong kho giúp chủ trang trại chủ động hơn trong khâu cung ứng. Để giải quyết bài toán nêu trên, ngoài việc theo dõi ghi chép lượng thức ăn nhập kho và xuất ra hàng ngày theo cách thông thường thì gần đây các chuyên gia của hãng Silo Collinson (Anh) đã đưa ra một giải pháp kỹ thuật số để tự động cân thức ăn trong kho. Các tế bào FeedAlert được gắn vào đáy các kho chứa cho phép cân tự động lượng thức ăn còn thừa. Tùy thuộc vào cấu tạo và độ lớn của kho sẽ quyết định số lượng và vị trí gắn các tế bào FeedAlert ở đáy kho. Độ chính xác của phương pháp này có thể lên tới 96-99%. Ngoài ra, thiết bị sẽ được kết nối với điện thoại nên cho phép theo dõi lượng thức ăn dự trữ mọi nơi, mọi lúc. Liên hệ mua sản phẩm: collinson.co.uk
6. Máy lọc không khí Inno +
Do tiêu chuẩn mới của EU về môi trường chăn nuôi ngày càng khắt khe nên để được phép chăn nuôi các trang trại đã ứng dựng nhiều công nghệ mới nhằm loại bỏ amoniac từ khí thải ra khỏi chuồng gia cầm . Để giải quyết vấ đề này, công ty Inno (Hà Lan) vừa cho ra đời thiết bị lọc không khí theo nguyên lý hóa học một chu kỳ cho phép tách cả bụi và khí amoniac ra khỏi chuồng nuôi. Không khí ô nhiễm của chuồng nuôi được hút vào thiết bị đặt sát chuồng, làm ấm lên để tách bụi khô trước khi được đưa vào hệ thống sử lý amoniac bằng dung dịch axit sulfuric. Hệ thống được trungtâm DLG (Đức) thử nghiệm cho thấy khả năng loại bỏ 91% amoniac và 87% bụi từ không khí bị ô nhiễm. Thiết bị này hiện được bán rất chạy tại nhiều nước châu Âu. Liên hệ mua sản phẩm: inno-plussystems.com
Máy lọc không khí Inno +
7. Thiết bị vận chuyển trứng mini – Giovo
Thiết bị do tập đoàn Giovo Cargo System (Ý) công bố gần đây cho phép chứa 2.880 quả trứng – tương đương với tám hộp các tông phục vụ cho vận chuyển đến các khách hàng nhỏ lẻ một cách an toàn. Bộ sản phẩm bao gồm pallet nhựa, khay và ngăn cùng thanh kết nối có kích thước đa dạng tùy chọn giúp giữ trứng an toàn trong quá trình vận chuyển. Liên hệ mua sản phẩm: gi-ovo.com
Thiết bị vận chuyển trứng mini – Giov
8. Cổng điện tử di động Dofygate
Đây là loại cổng điện tử di động chạy bằng năng lượng mặt trời cho phép các trang trại đặt tại bất kỳ vị trí nào theo ý muốn. Việc lắp đặt nhanh chóng và dễ dàng nên rất thuận tiện tạo ra các hàng rào an toàn sinh học để ngăn chặn giao thông ở nơi không muốn. Hệ thống điện tử cho phép cài đặt và điều khiển tự động từ xa nên rất phù hợp với các trang trại lớn cần tiết kiệm nhân công.Giá bán của hệ thống này khoảng 1.500 Euro
Nhà Chăn Nuôi
Hội chứng hoại tử tai ở lợn
Hội chứng hoại tử tai ở lợn
Xảy ra trên toàn thế giới với tuổi từ lợn cai sữa, lợn choai và sinh trưởng đến xuất chuồng. Tai lợn bị sẫm máu, da sưng tấy chuyển màu tím đen do hoại tử và bị từ chối khi xuất chuồng.
Trứng tươi từ trang trại tới bàn ăn (P2)
Trứng tươi từ trang trại tới bàn ăn (P2)
Màu của vỏ trứng ảnh hưởng đến mức dinh dưỡng của trứng?
Không. Giống gà mái quyết định màu của vỏ trứng. Mức độ chất dinh dưỡng không khác nhau bao nhiêu giữa trứng vỏ nâu và trứng vỏ trắng.Gà Araucuna ở Nam Mỹ đẻ trứng có màu từ xanh biển nhạt đến xanh lá nhạt. Dinh dưỡng trứng gà Araucuna được công bố là ít cholesterol hơn trứng gà khác, đến nay vẫn chưa được kiểm chứng.
Trứng tươi từ trang trại tới bàn ăn (P1)
Trứng tươi từ trang trại tới bàn ăn (P1)
Trứng thuộc nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất trên Trái đất và có thể là một phần trong thực đơn ăn uốnglành mạnh. Tuy nhiên, trứng cũng dễ bị hư hỏng như thịt tươi và cá. Trứng tươi nguyên vỏ, sạch vẫn có thể chứa Salmonella Enteritidis, do bị nhiễm vi khuẩn này trong quá trình tạo trứng trong đường sinh sản của gà trước khi đẻ, loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm. Trong khi lượng trứng bị nhiễm khuẩn là rất nhỏ, vẫn có những trường hợp ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn này gây ra trong vài năm gần đây. Để an toàn, trứng phải được xử lý theo cách phù hợp, bảo quản lạnh (chilled) và nên được nấu chín hoàn toàn trước khi ăn.
Thủ tướng chỉ thị một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã
Thủ tướng chỉ thị một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã
Dù đã có nhiều giải pháp quyết liệt song tình trạng săn, bắt, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh, tiêu thụ bất hợp pháp các loài động vật hoang dã còn diễn biến phức tạp ở một số địa phương…
Bò 3B – Hướng đi của người dân Củ Chi
Bò 3B – Hướng đi của người dân Củ Chi
Với năng suất, chất lượng và hiệu quả vượt trội, bò 3B được nhiều người dân Củ Chi (TP.HCM) lựa chọn nhằm thay thế việc tái đàn lợn đang gặp rất nhiều khó khăn…
Hệ số di truyền một số tính trạng trên lợn
Hệ số di truyền một số tính trạng trên lợn
Mục đích của chương trình nhân giống lợn là khai thác triệt để tiềm năng di truyền nhằm tăng hiệu quả và lợi nhuận chăn nuôi. Để đạt được mục đích đó cần phải giảm thiểu mức độ cận huyết, tăng tối đa ưu thế lai, kiểm tra năng suất, chọn lọc sử dụng BLUP và sử dụng công nghệ di truyền giống tiên tiến. Có như vậy, tiến bộ di truyền hàng năm đạt được 1,5-2,0% là khả thi.
Chọn giống vật nuôi theo bộ gen – Kỷ nguyên mới của khoa học chọn giống vật nuôi
Chọn giống vật nuôi theo bộ gen – Kỷ nguyên mới của khoa học chọn giống vật nuôi
GS.TS Đặng Vũ Bình- Hội Chăn Nuôi Việt Nam (Tạp chí KHKT Chăn Nuôi số 241 tháng 2 năm 2019)
Cho tới nay, những đóng góp của khoa học chọn giống vật nuôi cho sản xuất chăn nuôi chủ yếu vẫn là chọn giống theo kiểu truyền thống dựa trên cơ sở dữ liệu kiểu hình và hệ phổ mà đỉnh cao là phương pháp BLUP. Những phát hiện mới trong lĩnh vực di truyền phân tử đã mang lại hy vọng cho phương pháp chọn giống vật nuôi với sự hỗ trợ của các chỉ thị di truyền. Tuy nhiên, những kết quả đã không đáp ứng được như mong đợi.
Hiệu quả từ nuôi vịt trên sàn lưới
Hiệu quả từ nuôi vịt trên sàn lưới
Với mô hình này, vịt phát triển tốt hơn, bảo đảm được đầu con, dễ kiểm soát dịch bệnh, tỷ lệ nuôi sống đến lúc bán đạt trên 95%, đàn vịt lớn đều, hiệu quả kinh tế cao. Giá bán vịt từ 35 – 40 ngàn đồng/kg.
Tìm ra “lối đi” riêng nhờ nuôi gà Vi sinh…
Tìm ra “lối đi” riêng nhờ nuôi gà Vi sinh…
Tại trang trại của chị Nguyễn Thu Thoan (xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội), gà được nuôi theo quy trình đảm bảo an toàn sinh học, thức ăn có trộn men vi sinh, không sử dụng kháng sinh, chất tăng trọng… Nhờ vậy, thịt gà thơm ngon, ngọt tự nhiên, chị Thoan không đủ gà để bán.
Chuẩn đoán phôi – Một kỹ thuật cần thiết để quản lý trại ấp
Chuẩn đoán phôi – Một kỹ thuật cần thiết để quản lý trại ấp
Chất lượng gà con thường được dùng để đánh giá chất lượng công việc của trại ấp sản xuất ra chúng, và được xác định bằng số lượng gà con bán được (gà con không được chọn càng ít thì chất lượng càng cao). Khi cần thiết, điểm chất lượng có thể xác định bằng các bảng đánh giá cụ thể. Đôi khi, cũng phải tiến hành kiểm tra các trứng đã ấp nhưng không nở. Chuẩn đoán phôi là kỹ thuật kiểm tra bên trong các trứng không nở này để xác định thời điểm phôi đang dừng phát triển, và nếu có thể, xác định được nguyên nhân làm trứng ấp không nở ra gà con.
Nhà Chăn Nuôi
Hiểu về vai trò của kali trong khẩu phần vật nuôi
Hiểu về vai trò của kali trong khẩu phần vật nuôi
Theo quan điểm dinh dưỡng hiện đại, kali là một khoáng chất quan trọng đóng vai trò rất lớn trong một số trường hợp cụ thể
Ứng dụng của enzyme Phytase trong dinh dưỡng vật nuôi
Ứng dụng của enzyme Phytase trong dinh dưỡng vật nuôi
Phytase là gì?
Myo–inositol (1,2,3,4,5,6) hexakisphosphate phosphohydrolase hay còn gọi là enzyme phytase, giúp xúc tác quá trình thủy phân phytate thành myo-inositol và phốt-phát tự do. Trong số nhiều loại enzyme, phytase được biết đến là loại enzyme được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong ngành thức ăn chăn nuôi. Hiện nay phytase được coi là một enzyme thiết yếu đối với thức ăn chăn nuôi. Về cơ bản, một đơn vị hoạt động của phytase được định nghĩa là lượng enzyme cần thiết để giải phóng 1 μmol phốt-phát vô cơ mỗi phút từ muối natri phytate ở 37°C, pH 5,5, được biểu thị là U (FTU).
Bệnh cúm lợn và mối nguy gây đại dịch cho cộng đồng
Bệnh cúm lợn và mối nguy gây đại dịch cho cộng đồng
Hiện tại, một chủng virus cúm lợn biến thể khác đã được phát hiện trên ít nhất 10 tỉnh thành tại Trung Quốc. Đó là chủng virus cúm A/H1N1 / G4 EA, theo thông báo đã được công bố trên tạp chí khoa học Proceeding of the National Academy of Sience (PNAS). A/H1N1/G4EA có thể thích nghi, lây truyền từ lợn sang người và lây lan từ người sang người. Thử nghiệm trên các công nhân tại các trang trại nuôi nhốt lợn cũng cho thấy hơn 10% xét nghiệm dương tính với kháng thể G4. Điều đó có nghĩa là loại virus mới này rất có khả năng gây nên một đại dịch mới.
Các giai đoạn quan trọng trong dinh dưỡng gà con giai đoạn đầu
Các giai đoạn quan trọng trong dinh dưỡng gà con giai đoạn đầu
Việc chăm sóc gà con mới nở đã từng được xem là một bước đơn giản trong chăn nuôi gà thịt, nhưng ngày nay chăm sóc gà con mới nở được xem là một bước quan trọng nhất.
DANH SÁCH ĐƠN VỊ GỬI BÀI ĐĂNG TẠP CHÍ TRÊN WEB PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ NĂM 2020
DANH SÁCH ĐƠN VỊ GỬI BÀI ĐĂNG TẠP CHÍ TRÊN WEB PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ NĂM 2020
Nội dung chi tiết đính kèm
Ảnh hưởng của việc bổ sung dầu bông đến khả năng sản xuất và phát thải khí metan từ dạ cỏ của bò sữa
Ảnh hưởng của việc bổ sung dầu bông đến khả năng sản xuất và phát thải khí metan từ dạ cỏ của bò sữa
Ảnh hưởng của khẩu phần bổ sung dầu bông tới lượng thu nhận các chất dinh dưỡng, năng suất sữa, hiệu quả sử dụng thức ăn, mức độ và cường độ phát thải khí mêtan (CH4) của bò đang tiết sữa đã được đánh giá thông qua một thí nghiệm kéo dài từ tháng 2 đến tháng tháng 9/2015. Thí nghiệm được tiến hành trên 24 bò Holstein Friesian đang tiết sữa ở tháng 3-5, chu kỳ tiết sữa 2-6, có khối lượng trung bình 575,3 kg và sản lượng sữa trung bình 22,1 kg/con/ngày được phân thành 4 lô, lặp lại 6 lần, bao gồm: lô đối chứng (ĐC, khẩu phần cơ sở) và ba lô thí nghiệm ăn khẩu phần cơ sở và được bổ sung dầu bông ở mức 1,5%; 3,0% và 4,5% (% VCK) tương ứng KP1,5; KP3,0 và KP4,5. Kết quả cho thấy các lô ăn khẩu phần bổ sung dầu bông ở mức 1,5-4,5% đã làm tăng lượng chất khô thu nhận 3,39- 6,82% và tăng năng lượng thu nhận 6,25-14,43%, nhưng làm giảm tỷ lệ tiêu hóa VCK khẩu phần 0,3- 6,7% (ở mức 3,0-4,5%) so với việc không bổ sung dầu. Bổ sung dầu bông làm tăng năng suất sữa 5,4-12,2% và làm giảm cường độ phát thải khí mêtan tính trên đơn vị sản xuất sữa tiêu chuẩn (l/kg FCM) 18,8- 37,9% so với việc không bổ sung dầu. Việc bổ sung dầu bông ở mức 1,5-3,0 trong khẩu phần cho kết quả tối ưu nhất, làm tăng hiệu quả chăn nuôi, giảm phát thải khí CH4 ra môi trường.
Người Việt đầu tiên mang bột dế mèn bán ra thế giới
Người Việt đầu tiên mang bột dế mèn bán ra thế giới
Trong số những sản phẩm của người trẻ khởi nghiệp, có lẽ bột protein chế biến từ dế mèn là sản phẩm độc đáo và táo bạo nhất. Liều mình chọn sản phẩm bột dế để khởi nghiệp, thế mà Đặng Cao Nam, nhà sáng lập, giám đốc Công ty TNHH Cricket One (quận Gò Vấp, TP.HCM) đã chinh phục được các thị trường lớn của châu Á và châu Âu.
Nhận biết và biện pháp phòng Hội chứng giảm đẻ (BYD) trên vịt
Nhận biết và biện pháp phòng Hội chứng giảm đẻ (BYD) trên vịt
Bệnh do Tembusu virus trên vịt gây hội chứng giảm đẻ trên vịt (BYD) do một chủng flavirus mới, có tên là Tembusu virus gây ảnh hưởng đến cả đàn vịt giống và vịt đẻ trứng.
Tái sử dụng đệm lót nền trong nuôi gà có thể ngăn chặn Salmonella
Tái sử dụng đệm lót nền trong nuôi gà có thể ngăn chặn Salmonella
Một thí nghiệm với các mẫu đệm lót nền chuồng gà, thường được sử dụng trong môi trường nuôi gà thịt, có thể loại bỏ mối quan ngại về vệ sinh trước đó vì nghiên cứu cho thấy sự ngăn chặn phát triển của mầm bệnh.
Ảnh hưởng lâu dài của thức ăn axit hóa tới ruột của lợn
Ảnh hưởng lâu dài của thức ăn axit hóa tới ruột của lợn
Thức ăn axít hóa giúp giảm phát thải khí nitơ trong chăn nuôi lợn, nhưng nó có ảnh hưởng gì về lâu dài tới khoáng hóa xương và cân bằng khoáng chất ở lợn?
Ngăn ngừa và phòng chống bệnh cầu trùng hữu hiệu từ chiết xuất thực vật được chuẩn hóa saponin
Ngăn ngừa và phòng chống bệnh cầu trùng hữu hiệu từ chiết xuất thực vật được chuẩn hóa saponin
Bệnh cầu trùng gà (Emiriois) là căn bệnh phổ bến trong ngành chăn nuôi gia cầm. Đây là bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm gây ra trên gà bởi nhóm động vật nguyên sinh Protozoa thuộc họ Eimeria, gây nên dễ nhiễm bệnh, nhiễm trùng, dẫn đến chậm phát triển và tử vong.
Ngài Đại sứ nước Cộng hòa Ác-hen-ti-na đến thăm Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ
Ngài Đại sứ nước Cộng hòa Ác-hen-ti-na đến thăm Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ

Hôi thảo báo cáo kết quả thử nghiệm nuôi heo giống nhập khẩu từ Đan Mạch tại Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ được tổ chức tại TP HCM
Hôi thảo báo cáo kết quả thử nghiệm nuôi heo giống nhập khẩu từ Đan Mạch tại Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ được tổ chức tại TP HCM

Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Trung tâm Bảo tồn gen động vật nuôi
Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ với Trung tâm Bảo tồn gen động vật nuôi

Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ tuyển dụng nhân sự năm 2023
Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ tuyển dụng nhân sự năm 2023
Phân Viện Chăn nuôi Nam Bộ là tổ chức sự nghiệp công lập, hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chăn nuôi trực thuộc Viện Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,cần tuyển dụng:
ĐẢNG ỦY PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ
ĐẢNG ỦY PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ
ĐẢNG ỦY PHÂN VIỆN CHĂN NUÔI NAM BỘ
- Bí thư Đảng ủy : TS. Nguyễn Hữu Tỉnh tinh.nguyenhuu@iasvn.vn
- Phó Bí thư Đảng ủy : TS. Đoàn Đức Vũ doanducvu@yahoo.com
- Phó Bí thư Đảng ủy : TS. Nguyễn Văn Phú phu.nguyenvan@iasvn.vn
- Ủy viên Ban Thường vụ : Phạm Anh Phong phamanhphongvt@yahoo.com.vn
- Ủy viên Ban chấp hành : TS. Phạm Văn Quyến phamvanquyen52018@gmail.com
- Ủy viên Ban chấp hành : TS. Hoàng Tuấn Thành thanhvigova@yahoo.com
- Ủy viên Ban chấp hành : TS. Đoàn Vĩnh vinh.doan@iasvn.vn
- Ủy viên Ban chấp hành : ThS. Đậu Văn Hải hai.dauvan70@gmail.com
- Ủy viên Ban chấp hành : ThS. Trần Văn Hào hao.tranvan.pig.bt@gmail.com
CÁC ĐOÀN THỂ
- Chủ tịch Công đoàn : TS. Nguyễn Văn Phú phu.nguyenvan@iasvn.vn
- Bí thư Đoàn TNCSHCM : Nguyễn Thị Anh nguyenanh.env@gmail.com
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 130 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VĨ ĐẠI (19/05/1890 - 19/05/2020)
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 130 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VĨ ĐẠI (19/05/1890 - 19/05/2020)
Ban Giám đốc Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ
Ban Giám đốc Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ
1. Giám đốc:
TS. Nguyễn Hữu Tỉnh
Email: tinh.nguyenhuu@iasvn.vn
2. Phó Giám đốc:
TS. Nguyễn Văn Phú
Email: phu.nguyenvan@iasvn.vn
3. Phó Giám đốc
TS. Đoàn Đức Vũ
Email: doanducvu@yahoo.com