Chăn nuôi thâm canh bò thịt trong các hệ thống canh tác đất dốc ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

Mặc dù Chính phủ Việt Nam thúc đẩy sản xuất chăn nuôi cho vùng cao nhưng nông dân đang phải sản xuất thâm canh chăn nuôi và trồng trọt trên nguồn đất hạn chế. Các cây trồng phổ biến bao gồm lúa, ngô và sắn, vật nuôi phổ biến bao gồm trâu, bò, lợn và gà. Sản xuất trồng trọt, chăn nuôi ở địa phương chủ yếu cung cấp cho thị trường trong tỉnh Điện Biên.

 Các mục tiêu khi dự án kết thúc bao gồm: (1) hiểu biết về quá trình chuyển đổi từ chăn nuôi bò thịt quảng canh sang thâm canh; (2) phát triển các công nghệ/chiến lược để hỗ trợ sản xuất thâm canh; (3) tăng cường liên kết nông dân với thị trường; và (4) xây dựng năng lực trong chuỗi giá trị chăn nuôi để phát triển bền vững ngành trong thời gian dài hơn.

Chăn nuôi thâm canh bò thịt trong các hệ thống canh tác đất dốc ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

Dự án đã có những kết quả bước đầu

Phân tích sinh kế dựa vào chăn nuôi gia súc

Trong hai năm đầu tiên, dự án đã đạt được một số kết quả nhất định. Nhóm dự án đã thực hiện phân tích sinh kế để tìm hiểu quá trình chuyển đổi từ chăn nuôi bò thịt quảng canh sang thâm canh, hiểu thêm về tình hình sinh kế tại địa phương và phát triển dữ liệu cơ bản cho các can thiệp trong tương lai ở hai huyện Điện Biên và Tuần Giáo. Phân tích sinh kế dựa vào chăn nuôi gia súc chú trọng vào đánh giá tài sản sinh kế tại địa phương; chiến lược sản xuất, đặc biệt là chiến lược sản xuất và tiếp thị gia súc, vai trò giới và quy trình thể chế có tác động đến sự phát triển sinh kế của các nông hộ sản xuất nhỏ tại địa phương. Hơn nữa, phân tích sinh kế xem xét sự khác biệt giữa các kiểu nông hộ, đặc biệt là mức độ chuyển đổi hiện tại của họ từ hệ thống chăn nuôi gia súc quảng canh sang thâm canh, khả năng phục hồi và đối phó với các áp lực và biến động sinh kế, mong muốn, động lực cũng như các yếu tố hỗ trợ/rào cản để thay đổi.

Dự án cũng đang tìm hiểu các hệ thống sản xuất thức ăn thô xanh cải tiến giúp ích cho hệ thống chăn nuôi thâm canh. Song song với khảo sát sinh kế, dự án cũng tiến hành khảo sát về hệ thống sản xuất thức ăn thô xanh để đánh giá sự đa dạng của các trang trại chăn nuôi ở các huyện Điện Biên và Tuần Giáo và mô tả các hoạt động chăn nuôi và việc sử dụng tài nguyên. Sử dụng các kết quả khảo sát sinh kế làm cơ sở, dự án thiết kế thử nghiệm và thực hiện thử nghiệm thức ăn thô xanh đầu tiên tại thực địa, sau đó phân tích kết quả sơ bộ. Các thử nghiệm bao gồm đánh giá khả năng sinh trưởng của cây yến mạch trong luân canh giữa hai vụ lúa ở vùng đất thấp để tận dụng độ ẩm trên ruộng, cũng như đánh giá năng suất tiềm năng của ngô được trồng dày làm thức ăn ủ cho gia súc.

Dự án cũng tiến hành các thử nghiệm về thức ăn cho gia súc tại Trung tâm Khuyến nông – Giống cây trồng, Vật nuôi tỉnh Điện Biên, đồng thời các nhà nghiên cứu và cán bộ của Sở NN&PTNT được đào tạo về phương pháp nghiên cứu chăn nuôi, chấm điểm thể trạng, các vấn đề về đạo đức và phúc lợi động vật. Thêm vào đó, dự án cũng thực hiện các hoạt động cho phát triển thị trường. Dự án tổ chức các chương trình đào tạo và hội thảo về chuỗi giá trị, phân tích và thực hiện các cải tiến trong chuỗi giá trị để nâng cao năng lực trong phát triển và hỗ trợ liên kết thị trường.

Thành lập 6 nhóm sở thích chăn nuôi và thăm nông hộ nuôi bò thịt

Dự án đã thành lập 6 nhóm cùng sở thích chăn nuôi bò mới trong đó có nhiều tác nhân và các bên liên quan trong chuỗi giá trị tham gia, ngoài các nhóm hiện có (nhóm có một tác nhân- chỉ gồm nông dân) đang được duy trì. Hai hợp tác xã đã được thành lập ở huyện Điện Biên (chuỗi giá trị bò thịt) và huyện Tuần Giáo (chuỗi giá trị bò giống) với sự tham gia của các tác nhân như lò mổ, siêu thị, nhà thu mua và các thành viên đã thành công tại các nhóm cùng sở thích. Các nhóm cùng sở thích này là thành phần vệ tinh của các hợp tác xã. Dự án đã tiến hành các hoạt động khác nhau để tăng cường năng lực cho các đối tác địa phương đặc biệt là người chăn nuôi. Dự án tổ chức chuyến đi thăm các nông hộ chăn nuôi bò thịt điển hình ở tỉnh Đắk Lắk vào tháng 8 năm 2018 (hoạt động tương tác) để thấy được những thay đổi trong thực hành của nông dân ở khu vực nghiên cứu. Sau chuyến thăm và được Sở NN&PTNT tỉnh Điện Biên tập huấn, một số nông dân bắt đầu sản xuất thức ăn ủ xanh cho bò.

Chăn nuôi thâm canh bò thịt trong các hệ thống canh tác đất dốc ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

Các nông dân trong Dự án đi tham quan trang trại bò ở ĐắK LắK

Ngoài các mục tiêu cụ thể, dự án đã hợp tác với các dự án của ACIAR và các dự án khác trong khu vực đang nghiên cứu. Một số kết quả nổi bật có thể kể đến như: các sinh viên Australia và Việt Nam đã thiết kế và xây dựng được ba chuồng bò tại Điện Biên; tăng cường năng lực cho 35 sinh viên trong vòng hai năm theo chương trình New Colombo của chính phủ Australia; tổ chức một chuyến thực địa chung với dự án ‘Nông lâm kết hợp cho sinh kế của nông hộ nhỏ tại khu vực Tây Bắc’ (AFLI-II) và chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc họp đánh giá giữa kỳ của dự án AFLI; hợp tác với dự án về giới của ACIAR (AGB/2017/008) tại huyện Tuần Giáo.

Hơn nữa, dự án bò thịt của ACIAR LPS/2015/037 được đồng triển khai để thực hiện nội dung “Cân bằng và hiệp lực trong phối hợp chăn nuôi thâm canh với nông nghiệp sinh thái ở vùng núi” (TAG) trong khuôn khổ dự án khu vực ACTAE “Hướng tới sự chuyển dịch sang nông nghiệp sinh thái ở khu vực sông Mêkông” do Cơ quan Phát triển Pháp và Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nghiên cứu Nông nghiệp Vì sự phát triển của Pháp tài trợ ở huyện Tuần Giáo. Nhiều sinh viên trong nước và quốc tế cũng đã có cơ hội thực tập trong khuôn khổ dự án.

 Nhà Chăn Nuôi

Chăn nuôi thâm canh bò thịt trong các hệ thống canh tác đất dốc ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

Chia sẻ:

KP. Hiệp Thắng, P. Bình Thắng, TX. Dĩ An, Bình Dương

Tel/Fax:    0274 3739 899

Email:         iasvn@iasvn.vn

Website:    iasvn.vn

© Copyright 2018 www.iasvn.vn, all rights reserved

Thiết kế và phát triển bởi Webso.vn