Bài báo khoa học Phân Viện

LIÊN KẾT DI TRUYỀN GIỮA ĐÀN LỢN HẠT NHÂN VÀ SẢN XUẤT ĐỐI VỚI CÁC TÍNH TRẠNG SINH SẢN

Nguyễn Hữu Tỉnh, Nguyễn Quốc Vũ và Nguyễn Văn Hợp

Phân Viện Chăn Nuôi Nam bộ

Tác giả liên hệ: Nguyễn Hữu Tỉnh, Email: tinh.nguyenhuu@iasvn.vn

KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA TRÂU LAI F1 ĐƯỢC TẠO RA GIỮA TRÂU CÁI BẢN ĐỊA VÀ TRÂU ĐỰC MURRAH BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIEO TINH NHÂN TẠO

KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA TRÂU LAI F1 ĐƯỢC TẠO RA GIỮA TRÂU CÁI BẢN ĐỊA VÀ TRÂU ĐỰC MURRAH BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIEO TINH NHÂN TẠO

TÓM TẮT

Đoàn Đức Vũ, Phạm Văn Quyến, Hoàng Thị Ngân, Đậu Văn Hải và Nguyễn Thanh Vân

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản của trâu cái địa phương khi được gieo tinh nhân tạo với tinh trâu Murrah và khả năng sinh trưởng của trâu lai F1 trong điều kiện chăn nuôi nông hộ. Thí nghiệm được thực hiện trên 50 trâu cái bản địa đang ở lứa đẻ từ 1 đến 4 có khối lượng trong khoảng 400-500kg. Trâu cái được gây động dục đồng loạt bằng phương pháp đặt vòng CIRD vào tử cung kết hợp sử dụng hooc-môn PGF2α và GnRH. Sau đó trâu cái bản địa được theo dõi động dục để tiến hành gieo tinh nhân tạo với tinh trâu Murrah. Trâu lai F1 sinh ra từ trâu cái bản địa được theo dõi để đánh giá ngoại hình và khả năng sinh trưởng đến 12 tháng tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đáp ứng động dục sau khi xử lý kích dục tố của trâu cái bản địa là 80%. Tỷ lệ đậu thai của trâu bản địa qua l, 2 và 3 lần gieo tinh lần lượt là 32,5; 55,0 và 65,0%. Mức độ đẻ khó cần phải có can thiệp của cán bộ thú y là 15,38%. Kết quả nghiên cứu khi tính bình quân cả trâu đực và cái lai F1 cho thấy lúc 12 tháng tuổi vòng ngực là 163,67cm, dài thân chéo là 112,96cm, cao vai là 105,65cm, chỉ số tròn mình là 1,54 và chỉ số dài thân là 1,07. Khối lượng trung bình trâu lai F1 lần lượt là 128,39; 216,02; 280,71 và 331,70kg tương ứng qua 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi. Tăng khối lượng trung bình từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi đạt khá cao (0,81 kg/con/ngày). Qua kết quả thí nghiệm cho thấy việc xử lý kích dục tố góp phần tăng khả năng động dục của trâu cái và trâu lai F1 có khả năng sinh trưởng tốt ở điều kiện chăn nuôi nông hộ.

11/18/21
HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI BÒ LAI HƯỚNG THỊT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI BÒ LAI HƯỚNG THỊT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phạm Văn Quyến, Hoàng Thị Ngân, Nguyễn Thị Thủy,  Nguyễn Văn Tiến, Giang Vi Sal, Bùi Ngọc Hùng, Lê Việt Bảo và Nguyễn Minh Trí

TÓM TẮT

Điều tra được tiến hành tại các nông hộ, trang trại ở 12 xã của 3 huyện Hóc Môn, Bình Chánh và Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 8/2020 đến tháng 9/2020 theo phương pháp thẩm định nông thôn có sự tham gia của người dân PRA (Participatory Rural Apraisal). Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp người chăn nuôi bò tại các nông hộ, trang trại. Thông tin phỏng vấn theo mẫu phiếu điều tra in sẵn. Kết quả cho thấy: đàn bò của TP. Hồ Chí Minh giảm dần về số lượng qua các năm 2017-2019. Bò lai chiếm tỷ lệ 95,46% tổng đàn với 6 nhóm bò: lai Zebu, lai Charolais, lai RA, lai Wagyu, lai DM và lai BBB. Bò lai Zebu chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm bò lai đạt 77,15%. Đối tượng nuôi chủ yếu là bò sinh sản. Khối lượng trung bình của bò cái sinh sản đạt 337,53kg. Bò cái có thời gian động dục lại sau đẻ là 78,59 ngày và số lần phối giống đậu thai là 1,68 lần/thai. Khối lượng bò tơ trung bình đạt 305,08kg. Tuổi động dục lần đầu của bò tơ là 16,97 tháng tuổi, tuổi phối giống lần đầu của bò tơ là 18,20 tháng tuổi và số lần phối giống đậu thai là 1,20 lần/thai.

Từ khóa: Tình hình chăn nuôi bò, chỉ tiêu kỹ thuật

 

10/15/21
NGHIÊN CỨU VỖ BÉO BÒ LAI  HƯỚNG THỊT BẰNG KHẨU PHẦN CAO THỨC ĂN TINH

NGHIÊN CỨU VỖ BÉO BÒ LAI HƯỚNG THỊT BẰNG KHẨU PHẦN CAO THỨC ĂN TINH

Đinh Văn Cải, Phạm Văn Quyến và Nguyễn Văn Bôn

STUDY ON FATTENING  CROSSBRED BEEF CATTLES

WITH HIGH CONCENTRATIVE RATION

The experiment was carried out at Ruminant Research and Training Center (RRTC – Ben Cat, Binh Duong) from August, 2005 to June, 2006 in order to determine to gain weight, beef productivity, feed using  of F1 beef crossbred cattles betwteen Droughtmaster, Brahman, Charolais with Sind crossbred female in fatten rearing condition by high concentrative ration . The result of research showed that: F1 beef crossbred male cattles at 15 – 18 months old were fed on fatten ration in 3 months. Nutritive value of fatten ration were 2,470 to  2,494 Kcal/kg DM in energy and 130,2 to 136,7g/kg DM in crude protein. Gain weight of F1 beef crossbred cattles were 911.10 to 1,148.00 g/day. Feed dry matter using were 6.20 to 8.00 kgDM/kg gain weight. Feed energy using were 15.60 to 19.80 Mcal/kg gain weight.

 

10/15/21
XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM THU HOẠCH THÍCH HỢP VÀ PHƯƠNG PHÁP Ủ CHUA THÂN CÂY NGÔ LVN – 10 LÀM THỨC ĂN CHO GIA SÚC

XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM THU HOẠCH THÍCH HỢP VÀ PHƯƠNG PHÁP Ủ CHUA THÂN CÂY NGÔ LVN – 10 LÀM THỨC ĂN CHO GIA SÚC

Nguyễn Văn Tiến, Phạm Văn Quyến, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Thị Ngân, Bùi Ngọc Hùng, Giang Vi Sal và Đoàn Đức Vũ

TÓM TẮT

Hai thí nghiệm được tiến hành từ tháng 07 đến tháng 12 năm 2019 tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Gia súc lớn nhằm xác định thời điểm thu hoạch và phương pháp ủ chua phù hợp thân cây ngô LVN -10. Thí nghiệm 1: bố trí thí nghiệm hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức được lặp lại 3 lần: NT1 - thu hoạch cây ngô ở giai đoạn hạt chín sữa: NT2 – thu hoạch cây ngô ở giai đoạn hạt ngô chín sáp: NT3 – thu hoạch cây ngô ở giai đoạn hạt ngô dạng răng ngựa. Thí nghiệm 2: bố trí thí nghiệm hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 phương pháp ủ chua được lặp lại 3 lần với các mức bổ sung phụ gia khác nhau: PP1 - bổ sung  0,5% muối; PP2 -  bổ sung 0,5% muối + 3% rỉ mật; PP3 - bổ sung 0,5% muối + 0,2% ure. Kết quả nghiên cứu cho thấy thu hoạch cây ngô LVN - 10 ở giai đoạn hạt ngô chín sáp là tốt nhất cho năng suất đạt 45,1 tấn/ha và giá trị dinh dưỡng VCK, CP, EE lần lượt đạt 10,5; 0,77 và 0,16 tấn/ha. ME đạt 24314.1 kcal. Thân cây ngô LVN -10 ủ bổ sung 0.5% muối và 3% rỉ mật đường cho chất lượng tốt nhất, sản phẩm ủ có màu xanh vàng ngả nâu, mùi vị chua nồng nhẹ có mùi thơm rỉ mật, mềm khô ráo và không nấm mốc.

 Từ khóa: Ngô LVN-10, thời điểm thu hoạch, phương pháp ủ chua.

04/19/21
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU KHẢ NĂNG THÍCH NGHI, SINH TRƯỞNG, SINH SẢN CỦA ĐÀN TRÂU ĐẦM LẦY THÁI LAN NHẬP NỘI NUÔI TẠI BÌNH DƯƠNG

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU KHẢ NĂNG THÍCH NGHI, SINH TRƯỞNG, SINH SẢN CỦA ĐÀN TRÂU ĐẦM LẦY THÁI LAN NHẬP NỘI NUÔI TẠI BÌNH DƯƠNG

Nguyễn Thị Thủy, Phạm Văn Quyến, Nguyễn Văn Tiến, Hoàng Thị Ngân, Bùi Ngọc Hùng, Giang Vi Sal và Đoàn Đức Vũ

TÓM TẮT

48 con trâu đầm lầy cái được nhập khẩu từ Thái Lan và nuôi dưỡng tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Gia súc lớn từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020 để đánh giá khả năng thích nghi, sinh trưởng, sinh sản của chúng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trâu có khả năng thích nghi trong điều kiện khí hậu và chăn nuôi tại Bình Dương (các chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu nằm trong ngưỡng cho phép của trâu bình thường khỏe mạnh), không có trường hợp nào chết và loại thải. Khối lượng lúc 24 tháng tuổi đạt 274,4 kg, lúc 36 tháng tuổi đạt 362,7 kg và đạt 434,7 kg lúc 48 tháng tuổi. Khối lượng phối giống lần đầu đạt 334,5 kg lúc 32,3 tháng tuổi. Trâu đẻ lứa đầu lúc 43,5 tháng tuổi với khối lượng 419,5 kg.

Từ khóa: Sinh trưởng, sinh sản, thích nghi, trâu đầm lầy,

01/05/21
DANH SÁCH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐƯỢC TÍNH ĐIỂM NĂM 2020

DANH SÁCH TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐƯỢC TÍNH ĐIỂM NĂM 2020

Hội đồng Giáo sư liên ngành Chăn nuôi Thú Y- Thủy sản

12/28/20
ẢNH HƯỞNG CỦA THÀNH PHẦN THỨC ĂN TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN pH VÀ NH3 DỊCH DẠ CỎ VÀ TỶ LỆ PHÂN GIẢI CHẤT HỮU CƠ CỦA THỨC ĂN THÔ THEO PHƯƠNG PHÁP IN SACCO

ẢNH HƯỞNG CỦA THÀNH PHẦN THỨC ĂN TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN pH VÀ NH3 DỊCH DẠ CỎ VÀ TỶ LỆ PHÂN GIẢI CHẤT HỮU CƠ CỦA THỨC ĂN THÔ THEO PHƯƠNG PHÁP IN SACCO

Đinh Văn Cải, Nguyễn Thị Tường Vân và Phùng Thị Lâm Dung

Khả năng tiêu hóa chất hữu cơ của thức ăn thô, thức ăn nhiều xơ trong dạ cỏ của gia súc nhai lại phụ thuộc vào hoạt động của vi sinh vật dạ cỏ và hiêu quả lên men. Môi trường dạ cỏ, mà trong đó pH và NH3 đóng một vai trò quan trọng, bị ảnh hưởng đáng kể bởi bản chất vật lí, hoá học của thức ăn trong khẩu phần (A.R. Moss, 1994).  Khi pH và NH3 dịch dạ cỏ thấp thì tỷ lệ tiêu hoá thức ăn và lượng ăn vào của gia súc cũng bị giảm (Leng, 1995).

Khẩu phần bò sữa ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh thiếu cỏ xanh, nhiều thức ăn tinh, thức ăn nhuyễn dễ lên men. Tỷ lệ thức ăn tinh trung bình là 55-60% chất khô khẩu phần cho bò có năng suất dưới 3000kg/chu kì. Có lẽ vì lí do này mà bò sữa có thời gian khai thác ngắn, phải loại thải sớm. Số liệu điều tra cho thấy 52% cái sinh sản ở lứa 1 và 2, trên 5 lứa  chỉ chiếm 1% (Nguyễn Văn Tìm, Lê Xuân Cương và cộng tác, 1999). Hiện tượng đau móng què chân (laminitis) phổ biến ở bò sữa thành phố có lẽ có nguyên nhân từ khẩu phần ít cỏ nhiều thức ăn tinh. Đoàn Đức Vũ, 1999 nghiên cứu 4 loại khẩu phần có tỷ lệ tinh/thô khác nhau (25/75 đến 77/23) cho thấy hàm lượng pH và NH3 dịch dạ cỏ bò F1 HF giảm đáng kể ở khẩu phần có tỷ lệ thức ăn cao.

Thực hiện thí nghiệm này chúng tôi nhằm mục đích xác định ảnh hưởng của 16 loại khẩu phần có tỷ lệ tinh/thô và cỏ/rơm khác nhau đến khả năng phân giải chất hữu cơ của 5 lọai thức ăn thô bằng phương pháp in sacco (nylon bag) cũng như giá trị pH và NH3 của 16 khẩu phần thí nghiệm qua các thời điểm. Đây là những nghiên cứu cần thiết làm cơ sở cho việc sử dụng thức ăn và nuôi dưỡng bò sữa hợp lí dựa trên nền thức ăn sẵn có của điạ phương.

11/23/20
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MỘT SỐ GIỐNG DÊ CAO SẢN ĐỂ CẢI TIẾN DI TRUYỀN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG DÊ ĐỊA PHƯƠNG TẠI TỈNH TRÀ VINH

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MỘT SỐ GIỐNG DÊ CAO SẢN ĐỂ CẢI TIẾN DI TRUYỀN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG DÊ ĐỊA PHƯƠNG TẠI TỈNH TRÀ VINH

Đinh Văn Cải và Hoàng Thị Ngân

USING SOME HIGH PRODUCTIVITY GOAT TO IMPROVE

PRODUCTIVITY OF LOCAL GOAT

This study was carried out at Duyen Hai distric, Tra Vinh province which had suitable condition for goat husbandry to improve local productivity of goat.

Pure Bach Thao goat grown and well adapted to Duyen Hai condition. Alive ratio was very high 94.11-100.00% (from birth to 9 month of age). Body weight was 10.9kg (3 month of age), 16.6kg (6 month of age), and 21.5kg (9 month of age). It was higher than body weight of local goat (10.03-15.38%).

Goat male (pure Bach Thao, pure Jumnapari, crossbred between Alpine, Saanen and Bach Thao) and their crossbred  would adapt and develope well at Duyen Hai. Body weight of crossbred was 12.5 kg, 18.5kg, and 25.1kg at 3, 6, 9 month of age. It was 23.66-28.45 % higher than body weight of local goat. The body weight of crossbred between Bach Thao, Jumnapari and local goat was higher 28.68-38.78% than local goat. So that Bach Thao and Jumnapari goat should be use to improve productivity of local goat.

11/23/20
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG CÁC CHẾ PHẨM SINH HỌC CÓ NGUỒN GỐC TỪ CÁC LOÀI MEN VI SINH BỔ SUNG VÀO KHẨU PHẦN ĂN CỦA BÒ VẮT SỮA VÀ BÊ SAU CAI SỮA

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG CÁC CHẾ PHẨM SINH HỌC CÓ NGUỒN GỐC TỪ CÁC LOÀI MEN VI SINH BỔ SUNG VÀO KHẨU PHẦN ĂN CỦA BÒ VẮT SỮA VÀ BÊ SAU CAI SỮA

Đinh Văn Cải, Phạm Hồ Hải và Võ Thị Hạnh

ABSTRACT

Supplementation of some biological products made from agrocultural by-products by bacterial fermentation for dairy cattle and weaning calves

The experiment was conducted to utilize different products rich in enzyme, protein and vitamin manufactured from some agricultural by-products as cassava waste, molasses and rice bran by fermentation. These products were called BIO-C (for weaning calves) and BIO-D (for dairy cattle).  Supplementation of 50 g of BIO-C to calves gave higher ADG of 48-89 g/head/day in comparison with un-supplemented ones. Supplementation of 100 g/head/day for dairy cows increased milk production by 0,6 kg/head/day. BIO-C and BIO-D with low price saved farmer’s expenditure and increased economic efficiency.

 

 

09/14/20
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CỦA THỨC ĂN CHO TRÂU BÒ THEO PHƯƠNG PHÁP ENZYME TIÊU HÓA CELLULASE

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CỦA THỨC ĂN CHO TRÂU BÒ THEO PHƯƠNG PHÁP ENZYME TIÊU HÓA CELLULASE

Đinh Văn Cải

ABSTRACT

One experiment was carried out to determination of metabolisable energy (ME) value of 24 feed samples for cattle by using tow different methods, the digestion of organic matter by cellulose enzyme (CDOM ) and conventional chemical analysis. The ratio of organic matter digestibility was 57.5 – 70%, 39% and 70% for green forage, rice straw and concentrate, respectively. The ME was 8,3MJ/kg, 4.7 – 4.9 MJ/kg and 12-13MJ/kg for green forage, rice straw and concentrate, respectively.The ME value of feedstuffs was different between methods. The ME value of rice straw obtained from CDOM method was 30% lower than that obtained from conventional method but the ME value of concentrate obtained from CDOM methods was 13% higher as compared to conventional method. 

09/16/20

Bài báo khoa học Phân Viện

KP. Hiệp Thắng, P. Bình Thắng, TX. Dĩ An, Bình Dương

Tel/Fax:    0274 3739 899

Email:         iasvn@iasvn.vn

Website:    iasvn.vn

© Copyright 2018 www.iasvn.vn, all rights reserved

Thiết kế và phát triển bởi Webso.vn